Cách phòng tránh di chứng hậu Covid-19 hiệu quả
Cách phòng tránh di chứng hậu Covid-19 hiệu quả
Để bảo vệ sức khỏe trước các di chứng hậu Covid-19, cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe bên cạnh việc tránh tái nhiễm Covid-19, đeo khẩu trang, tiêm vaccine đầy đủ, tuân thủ các biện pháp sức khỏe công cộng hãy thực hiện một số điều quan trọng dưới đây.
Những người mắc Covid-19 sau khi âm tính với virus SARS-CoV-2 đều hồi phục hoàn tòn nhưng có khoảng 10% -20% người bệnh trải qua những tác động từ trung hạn đến dài hạn của sau khi khỏi bệnh.
Di chứng hậu Covid-19 mà người bệnh có thể phải đối mặt như sốt, khó thở, thở hụt hơi, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, bị huyết khối, rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban, nổi mẩn đỏ, rối loạn tâm lý, giảm sự tập chung, lo âu, căng thẳng, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mất nủ, đọc chậm, chóng quên, nhận thức kém, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng.
Cần làm gì để bảo vệ bản thân trước hậu Covid-19?
Các chuyên gia y tế cho biết cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân trước di chứng hậu Covid-19 vẫn là tránh nhiễm virus ngay từ đầu. Quan trọng nữa tiêm vaccine đầy đủ, tuân thủ các biện pháp sức khỏe công cộng như:
+ Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác
+ Đeo khẩu trang vừa vặn che mũi và miệng
+ Giữ môi trường thông thoáng, dọn dẹp khu vực sinh sống
+ Hạn chế đến nơi tập trung đông người
+ Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay
+ Rửa tay thường xuyên sau khi ho, hắt hơi hoặc sờ tay vào các đồ vật nơi công cộng như: tay nắm cửa, cầu thang, thang máy, lan can,…
+ Tiêm vaccine ngay khi đến lượt.
Người nhiễm Covid-19 cần làm gì sau khi đã âm tính?
Ngay cả khi đã khỏi Covid-19 người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ để cải thiện các di chứng Covid-19, cơ thể nhanh chóng hồi phục
Chăm sóc sức khỏe tinh thần:
Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.
Có thể nghe nhạc nhẹ nhàng trước giờ ngủ. Phòng ngủ, khu vực nghỉ ngơi nên yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ thích hợp, nệm, gối thoải mái giúp dễ ngủ hơn
Không nên uống trà, cà phê trong vòng 6-8 giờ trước giờ ngủ giúp ngủ sâu giấc hơn.Không nên hút thuốc lá. Uống ít nước trước khi ngủ, để không bị đánh thức vì tiểu đêm.
Tránh ăn quá no, hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ. Tránh xem điện thoại, tivi, laptop… trong vòng 1 giờ trước khi ngủ. Tránh uống rượu bia, đồ uống có cồn
Không nên ngủ trưa quá nhiều chỉ nên ngủ khoảng 20-30 phút là đủ. Đừng chăm chăn nhìn đồng hồ nếu thức quá 20 phút, hãy ra khỏi giường và quay lại giường khi buồn ngủ, đừng nằm trên giường. Cũng đừng lo lắng về giấc ngủ, càng lo thì càng mất ngủ thêm. Hãy thiết lập đồng hồ 1 thời điểm vào buổi sáng, cho dù là cuối tuần nhằm giúp ổn định đồng hồ sinh học.
Tập thở
Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày. Có thể tập luyện các bài tập thở, tăng dung tích phổi,… Phục hồi chức năng phổi là một trong những biện pháp hiệu quả khi gặp phải tình trạng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19. Có thể bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như hít sâu thở ra chậm. Có thể tập thở bất cứ lúc nào: Khi ngồi, nằm, khi tập đi bộ, kết hợp dùng máy thổi Spirometry… Các bài tập thiền (meditation) cũng giúp bệnh nhân thở chậm và thở sâu, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn. Có thể tập luyện các bài tập duy trì, tăng dung tích phổi, giúp phổi khỏe mạnh, cơ thể nhận được lượng oxy cần thiết dễ dàng hơn.
Bài tập 1: Thở bụng
Bước 1: Các bạn có thể nằm hoặc ngồi. Dùng một tay đặt lên bụng để cảm nhận sự thay đổi của bụng.
Bước 2: Mím môi, hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây, bụng phình lên, tay ở bụng cũng đi lên theo. Giữ lại 3-4 giây.
Bước 3: Thở ra từ từ bằng miệng, môi chúm lại, bụng xẹp xuống, tay ở bụng cũng đi xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 2: Kiểm soát nhịp thở
Bước 1: Mím môi và hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây.
Bước 2: Giữ 3-5 giây, sau đó chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong vòng 4 giây. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 3: Thở phối hợp tay
Bước 1: Bạn vừa hít thở vừa đưa tay lên trên để mở rộng lồng ngực. Sau đó giữ hơi thở 3-5 giây.
Bước 2: Đưa tay xuống, đồng thời thở ra như bài số 1. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 4. Tập mạnh cơ hoành
Bước 1: Dùng cuốn sách hoặc vật có khối lượng 0,5-1kg lên bụng.
Bước 2: Hít vào bằng mũi, bụng phồng lên và giữ lại 3-4 giây.
Bước 3: Chúm môi lại, thở ra bằng miệng, bụng xẹp xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 5: Tập mạnh cơ hô hấp bằng bình nước
Bước 1: Thở ra một hơi dài, ngay khi chuẩn bị hít vào ngậm bình nước và hít vào bằng miệng.
Bước 2: Thả lỏng, thở ra nhẹ nhàng, không gắng sức.
Bước 3: Hít thở 1-2 nhịp thở sâu và lặp lại kỹ thuật. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 6: Bài tập thở chu môi
Thở chu môi có thể làm chậm nhịp thở, giảm công việc thở bằng cách giữ cho đường thở mở lâu hơn. Điều này giúp phổi hoạt động dễ dàng hơn, cải thiện quá trình trao đổi oxy, carbon dioxide.
Bài tập thở này thường dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu so với thở bằng cơ hoành, có thể thực hiện ở nhà ngay cả khi không có ai chỉ cho quý vị cách thực hiện. Nó có thể được thực hành bất cứ lúc nào.
Để thực hành kỹ thuật thở chu môi:
Bước 1: Tư thế ngồi thoải mái.
Bước 2: Thả lỏng cổ và vai.
Bước 3: Hít vào từ từ bằng lỗ mũi.
Bước 4: Chu môi như thể đang chuẩn bị thổi vào thứ gì đó. Thở ra bằng miệng càng chậm càng tốt. Thở ra chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Đi bộ
Một nghiên cứu cho thấy rằng người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi bộ khoảng từ 4.000 đến 18.000 bước/ngày tùy theo yêu cầu. Tuy nhiên mục tiêu 10.000 bước/ngày là khá phù hợp cho người trưởng thành khỏe mạnh.
Tập thể dục
Hàng ngày vận động nhẹ nhàng để phòng ngừa di chứng hậu Covid-19 như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh. Có thể tập luyện theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày hoặc luyện tập có sự hướng dẫn của giáo viên thể dục, người có chuyên môn.
Dinh dưỡng đúng và hợp lý
Chọn loại thực phẩm có lượng protein/năng lượng cao hơn. Ăn các loại hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, ngô, gạo, các loại đậu như đậu đỏ nhiều trái cây tươi, rau quả tươi, một số thực phẩm từ nguồn động vật (ví dụ như thịt, cá, trứng, sữa…).
Bổ sung thêm món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ (ví dụ: sữa chua, sữa trứng, cơm bánh pudding hoặc pho mát) để cung cấp thêm cho cơ thể năng lượng, protein bổ sung mà cơ thể cần. Mục tiêu có ít nhất ba khẩu phần chất đạm hàng ngày.
Chọn các sản phẩm non như rau mầm bởi rau mầm có hàm lượng protein, folate, magiê, phốt pho, mangan và vitamin C và K cao hơn so với các loại thực vật không có mầm mống vì quá trình nảy mầm làm tăng mức dinh dưỡng.
Thịt cừu đỏ từ những động vật được nuôi bằng cỏ trồng hữu cơ và được nuôi dưỡng mà không sử dụng hóa chất hoặc hormone có nhiều axit amin và nhiều yếu tố chữa bệnh đường ruột, tất cả đều có lợi.
Đặt mục tiêu cho bản thân uống hai lít nước mỗi ngày có thể đến từ súp, bổ uống bổ sung, sữa, nước trái cây, nước canh. Nên uống xa bữa ăn vì nếu uống trước hoặc trong bữa ăn quý vị sẽ không thấy ngon miệng khi ăn nữa.
Ăn ít một nhưng đảm bảo bữa đủ dinh dưỡng. Chọn thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt, ăn chậm, cắn miếng nhỏ, nhai kỹ. Ngồi dậy ăn và hít thở sâu hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?
Những món ăn cho người mắc bệnh Crohn chế biến tại nhà
Bí quyết cải thiện chứng mất vị giác, khứu giác hậu Covid-19 hiệu quả
Rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19, cách cải thiện
Hụt hơi hậu Covid-19: khi nào cần khám, cách khắc phục hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.