Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

7/29/2022 11:30:00 AM
Trong giai đoạn nhiều dịch bệnh đang có dấu hiệu tăng trở lại như cúm A, cúm B, dịch Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ gây lo ngại cho cộng đồng. Để tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe trước dịch bệnh hãy nên bổ sung những thực phẩm cực có lợi dưới đây

 

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Trong giai đoạn nhiều dịch bệnh đang có dấu hiệu tăng trở lại như cúm A, cúm B, dịch Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ gây lo ngại cho cộng đồng. Để tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe trước dịch bệnh hãy nên bổ sung những thực phẩm cực có lợi dưới đây, hạn chế các thực phẩm, đồ uống không tốt cho sức khỏe.

Trước nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm, các bệnh truyền nhiễm dù cơ thể của chúng ta chưa bị nhiễm cúm A, cúm B, Covid-19, bệnh đậu mùa khỉ, cảm cúm thì việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vẫn luôn quan trọng nhất. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh thì mới có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục nếu mắc các bệnh truyền nhiễm này.

Những thực phẩm tăng đề kháng tốt nhất cho sức khỏe

Bông cải xanh

Súp lơ hay bông cải xanh được biết đến là thực phẩm cực giàu vitamin C giúp tăng miễn dịch, tăng sinh collagen cùng nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Một chén bông cải xanh nấu chín có chứa tới 102mg vitamin C, cung cấp 113% lượng vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày. Loại rau này được mệnh danh siêu thực phẩm rất tốt với sức khỏe của con người nhất là bà bầu, trẻ em, người cao tuổi. Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu chất sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C. Bông cải xanh có chứa flavonoid, có tác dụng làm sạch mạch máu rất tốt, giúp loại bỏ cholesterol lắng đọng trong mạch máu và có tác dụng làm loãng máu nhất định. Ngoài ra, bông cải xanh rất tốt cho việc giảm mỡ máu, cải thiện hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa,… tăng sản xuất bạch cầu, tăng tính phản ứng của kháng thể. Khi ăn thường xuyên bông cải xanh đều đặn còn giúp điều chỉnh và hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch.

Tỏi

Tỏi chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, kali, photpaho,… chống oxy hóa cao có tác dụng trong phòng trừ bệnh gồm phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ…

Tỏi có những chất làm tăng cường sản xuất tế bào lympho T chống lại virus. Nó cũng giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động ở mức tối đa nhất . Do đó, ăn tỏi chính là một cách giúp bạn tăng sức đề kháng nhất là trong thời điểm dịch cúm A, cúm B hay dịch Covid-19 đang có dấu hiệu tăng mạnh, số các mắc ở các tỉnh thành gia tăng.

Tỏi có thể chế biến bằng cách sử dụng vào các món xào nấu cùng với loại thịt, rau củ quả khác hoặc cũng có thể sử dụng để pha nước chấm ăn kèm cùng với các món ăn ngon khác nhau. Không ít người cũng có khả năng nhai tỏi sống. Tất cả đều là những cách nạp chất tăng đề kháng cực tốt cho cơ thể.

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Ớt chuông vàng, ớt chuông đỏ

Ớt chuông vàng, ớt chuông đỏ không chỉ có lợi cho sức khỏe, duy trì vóc dáng, hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt mà chúng còn cực giàu vitamin C. Chỉ 1 chén nhỏ ớt chuông vàng có 275mg vitamin C, cung cấp 305% lượng được khuyến cáo mỗi ngày cho cơ thể.

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong ớt chuông cùng  chất xơ không chỉ giúp tăng miễn dịch mà còn giúp bạn tăng sinh collagen, tốt cho việc giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư vú cực có lợi cho sức khỏe

Sữa chua

Các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa trong sữa chua giúp kích thích hệ miễn dịch hoạt động tối ưu. Hàm lượng vitamin D dồi dào trong sữa chua còn giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng khả năng phản ứng của cơ thể đối với virus. Để tăng cường sức khỏe, sẵn sàng chống chọi với nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh đang đầy rẫy xung quanh.

Trà xanh

Trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Trà xanh còn chứa những axit amin hỗ trợ sản xuất các chất chống virus có trong tế bào lympho T của bạn. Điều này khiến trà xanh trở thành loại trà tốt nhất để tăng đề kháng.

Dâu tây

Dâu tây hay còn được biết đến với tên gọi khác là dâu dất, có hình dáng giống quả tim gà, màu đỏ, cùi mềm, chua ngọt, nhiều nước, không có vỏ cũng không có hạt, có mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt được nhiều người ưa chuộng.

Dâu tây được biết đến là một trong những loại trái cây cực giàu vitamin C. Cứ trong 100 g dâu tây có chứa tới  35 g vitamin C, gấp đôi trái cam và gấp 10 lần trái táo, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, đẹp da, giàu chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh mãn tính, tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, bồi bổ cơ thể, giải độc, bổ huyết, tiêu mỡ, nhuận tràng, ích dạ dày, có lợi cho làn da

Động vật có vỏ

Những động vật có vỏ như vỏ như hàu, tôm, cua... giàu kẽm giúp tăng cường miễn dịch cho sức khỏe, chống lại những dịch bệnh nguy hiểm hiện nay. Khi ăn thường xuyên những thực phẩm này sẽ giúp bạn được bổ sung nguồn kẽm dồi dào, tăng sức đề kháng hiệu quả.

Cà tím

Cà tím từ lâu được biết là thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Cà tím còn chứa một loại hợp chất flavonoid, có tác dụng làm mềm mạch máu, cũng như tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, làm giảm tính thấm của các mao mạch, có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa xuất huyết mao mạch.

Ngoài ra, theo các chuyên gia khuyến cáo nên chú trọng vào những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B. Chúng có vai trò quan trọng để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp bạn tăng đề kháng tối ưu trước dịch bệnh hiện nay.

Tránh dùng 3 nhóm thực phẩm làm suy yếu hệ miễn dịch

Thực phẩm có nhiều muối

Những loại thực phẩm có nhiều muối như xúc xích, đồ hộp, đồ khô, dưa cà muối... khiến bạn nạp nhiều muối vào cơ thể. Khi cơ thể đang sẵn yếu mệt, ăn thêm những món không hề tốt cho sức khỏe sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh hơn nhất là các bệnh huyết áp, tim mạch, giảm sức đề kháng của cơ thể.

Nội tạng động vật, óc...

Nhiều người rất thích ăn nội tạng động vật như lòng lợn, tim, gan lợn..., óc lợn nhưng những thực phẩm này có lượng cholesterol cao, không hề tốt cho sức khỏe, tim mạch, không có lợi cho cân nặng. Thậm chí, chúng còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn khi ăn thường xuyên những thực phẩm nà

Đồ uống có ga

Những loại đồ uống có ga khiến bạn có thể rơi vào tình trạng đầy bụng, đầy hơi, khó chịu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Do đó tốt nhất nên tránh để có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn nên duy trì uống nước lọc ấm, uống nước từ trái cây, rau quả tươi như nước cam quýt, nước dừa... sẽ tăng đề kháng, sẵn sàng chống lại virus, vi khuẩn. Do đó, trong thực đơn hàng ngày hãy bổ xung nhiều chất xơ hòa tan nhằm tăng mức protein interleukin 4, kích thích cơ thể bạn tạo ra các tế bào T, để chống lại các tế bào bị nhiễm bệnh và phá hủy chúng. Các thực phẩm có chất xơ tốt nhất là táo, lúa mạch, yến mạch, các loại hạt, hạt và đậu lăng.

Bên cạnh đó, trước diễn diễn của dịch bệnh hiện nay, ngoài việc bổ sung những thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm không tốt. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

+ Tiêm phòng cúm A, cúm B hay mũi vaccine bổ sung Covid-19 giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tránh nguy cơ nhiễm bệnh

+ Đảm bảo trẻ trên 6 tháng tuổi được tiêm phòng cúm - và bất kỳ loại vắc xin nào khác mà chúng cần

+ Chăm sóc bản thân và gia đình bằng chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi nhiều, bổ sung nước hợp lý, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng.

+ Luôn luôn ở nhà nếu cảm thấy không khỏe hoặc cách ly khi cần nếu có dấu hiệu bị nhiễm cúm

+ Rửa tay thường xuyên, làm sạch và khử trùng, đeo khẩu trang giữ khoảng cách phòng bệnh

+ Không ăn thực phẩm chưa được chế biến chín, thực phẩm sống, thịt các loài động vật hoang dã.

+ Người lớn và người cao tuổi, người có bệnh lý nền, sức đề kháng kém nên thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao đề kháng cho cơ thể

+ Cần thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày… để phòng ngừa lây nhiễm

+ Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng và khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm cúm hay các loại cúm khác

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất

Bệnh đậu mùa khỉ

Cách phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 hiệu quả

Biến chứng cúm B nguy hiểm như nào, triệu chứng cúm B

Tăng cường hệ miễn dịch trong đại dịch covid-19 và những lưu ý khi phục hồi

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác