Hụt hơi hậu Covid-19: khi nào cần khám, cách khắc phục hiệu quả
Hụt hơi hậu Covid-19: khi nào cần khám, cách khắc phục hiệu quả
Tình trạng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 là một trong những triệu chứng phổ biến ở những người đã khỏi Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Vậy khi nào cần đi khám khi bị hụt hơi, cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Một số bệnh nhân sau khi bị nhiễm Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 có biểu hiện hụt hơi khi nói chuyện vài câu, cảm thấy khó thở khi đi lại hay thường xuyên bị khó thở, đau họng, khó nuốt,…Đây là triệu chứng dai dẳng, phổ biển ở những bệnh nhân sau nhiễm Covid-19. Theo các chuyên gia y tế cho biết, tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tình trạng này chiếm khoảng42-66% số ca mắc khảo sát được trong vòng 3 tháng sau nhiễm Covid-19
Hay như sau giai đoạn Covid-19 cấp tính theo thống kê có tới 25% số bệnh nhân giảm hoạt động thể lực bằng việc khoảng cách đi bộ 6 phút thấp hơn giá trị tham chiếu bình thường. Có tới 50-60% những bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 với triệu chứng hô hấp kéo dài đến khám được chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương.
Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, hiện đang công tác tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, cho biết theo một số nghiên cứu, sau khi khỏi Covid-19 có kết quả âm tính với virus, bệnh nhân có triệu chứng khó thở chiếm 10-71%, kéo dài 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn. Triệu chứng khó chịu ở ngực chiếm 12-44%, kéo dài 2 - 3 tháng. Tình trạng ho chiếm 17-34%, kéo dài 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn.
Những tổn thương hay gặp nhất ở những bệnh nhân hậu Covid-29 là hình kính mờ, xơ hóa phổi, dày các vách liên tiểu thùy, viêm phổi tổ chức, khí phế thũng... Những bất thường này có thể bị bỏ sót trên phim X-quang ngực thẳng thông thường.
Khi nào bệnh nhân khỏi Covid-19 cần khám, điều trị hậu COVID-19?
Theo các bác sĩ cho biết những người có nguy cao mắc hội chứng hậu Covid-29 bao gồm: người cao tuổi, người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen, bệnh thận mãn tính, bệnh gan mãn tính, bệnh máu mãn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch… , người có có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà, người mắc Covid-19 nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian bị nhiễm, người từng mắc Covid-19 nặng phải nằm hồi sức (ICU) có thể phải dùng máy thở, thuốc kháng virus, thuốc ức chế hệ miễn dịch, hay dùng thuốc trụ sinh do nhiễm trùng chéo… những người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 cơ bản.
Những người cần đến các cơ sở y tế thăm khám, đánh giá hô hấp hậu Covid-19 là những bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19, có các biểu hiện rối loạn chức năng hô hấp. Các bệnh nhân nguy cơ cao nên được tái khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 3 tháng kể từ khi xuất viện hoặc có những biểu hiện của rối loạn chức năng hô hấp như khó thở, hụt hơi,..
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19
Những người mắc Covid-19 sau khi âm tính, khi hoạt động thể lực, nói chuyện vài câu, cảm thấy khó thở, cảm giác như thở không kịp hay đánh rơi mất nhịp thở. Khi sức khỏe hậu Covid-19 xảy ra tình trạng này bên cạnh việc thăm khám, tư vấn bác sĩ hãy áp dụng một vài điều dưới đây.
Chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý
Những người mắc Covid-19 sau khi âm tính gặp phải tình trạng thở hụt hơi khi vận động, nói chuyện hãy thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu protein, rau xanh, trái cây, uống đủ nước, hay bổ sung các loại nước ép trái cây nhiều dinh dưỡng, khoáng chất. Kết hợp tập thể dục thường xuyên, luyện tập các bài tập thở, thiền, yoga, các bài tập vận động nhẹ nhàng, không nên luyện tập các bài tập quá gắng sức.
Phục hồi chức năng phổi
Phục hồi chức năng phổi là một trong những biện pháp hiệu quả khi gặp phải tình trạng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19. Có thể bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như hít sâu thở ra chậm. Có thể tập thở bất cứ lúc nào: Khi ngồi, nằm, khi tập đi bộ, kết hợp dùng máy thổi Spirometry… Các bài tập thiền (meditation) cũng giúp bệnh nhân thở chậm và thở sâu, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn. Có thể tập luyện các bài tập duy trì, tăng dung tích phổi, giúp phổi khỏe mạnh, cơ thể nhận được lượng oxy cần thiết dễ dàng hơn.
Bài tập 1: Thở bụng
Bước 1: Các bạn có thể nằm hoặc ngồi. Dùng một tay đặt lên bụng để cảm nhận sự thay đổi của bụng.
Bước 2: Mím môi, hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây, bụng phình lên, tay ở bụng cũng đi lên theo. Giữ lại 3-4 giây.
Bước 3: Thở ra từ từ bằng miệng, môi chúm lại, bụng xẹp xuống, tay ở bụng cũng đi xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 2: Kiểm soát nhịp thở
Bước 1: Mím môi và hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây.
Bước 2: Giữ 3-5 giây, sau đó chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong vòng 4 giây. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 3: Thở phối hợp tay
Bước 1: Bạn vừa hít thở vừa đưa tay lên trên để mở rộng lồng ngực. Sau đó giữ hơi thở 3-5 giây.
Bước 2: Đưa tay xuống, đồng thời thở ra như bài số 1. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 4. Tập mạnh cơ hoành
Bước 1: Dùng cuốn sách hoặc vật có khối lượng 0,5-1kg lên bụng.
Bước 2: Hít vào bằng mũi, bụng phồng lên và giữ lại 3-4 giây.
Bước 3: Chúm môi lại, thở ra bằng miệng, bụng xẹp xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 5: Tập mạnh cơ hô hấp bằng bình nước
Bước 1: Thở ra một hơi dài, ngay khi chuẩn bị hít vào ngậm bình nước và hít vào bằng miệng.
Bước 2: Thả lỏng, thở ra nhẹ nhàng, không gắng sức.
Bước 3: Hít thở 1-2 nhịp thở sâu và lặp lại kỹ thuật. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 6: Bài tập thở chu môi
Thở chu môi có thể làm chậm nhịp thở, giảm công việc thở bằng cách giữ cho đường thở mở lâu hơn. Điều này giúp phổi hoạt động dễ dàng hơn, cải thiện quá trình trao đổi oxy, carbon dioxide.
Bài tập thở này thường dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu so với thở bằng cơ hoành, có thể thực hiện ở nhà ngay cả khi không có ai chỉ cho quý vị cách thực hiện. Nó có thể được thực hành bất cứ lúc nào.
Để thực hành kỹ thuật thở chu môi:
Bước 1: Tư thế ngồi thoải mái.
Bước 2: Thả lỏng cổ và vai.
Bước 3: Hít vào từ từ bằng lỗ mũi.
Bước 4: Chu môi như thể đang chuẩn bị thổi vào thứ gì đó. Thở ra bằng miệng càng chậm càng tốt. Thở ra chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Phục hồi chức năng tim
Nguyên nhân dẫn đến khó thở, thở hụt hơi cũng có thể liên quan đến tim mạch, bởi khi tim quá yếu không thể bơm đủ lượng máu mang oxy cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể. Khi đó, phục hồi chức năng tim có thể giúp bạn kiểm soát chứng suy tim và các bệnh lý tim mạch khác. Do đó cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp
Cải thiện hụt hơi khi nói
Cải thiện hụt hơi khi nói ở những người bị di chứng hậu Covid-19 bằng cách. Hãy đặt tay lên bụng và hít thật sâu, chú ý vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu “xì” hơi ra từ từ thật chậm và nhẹ nhàng, hãy tập thường xuyên để nó trở thành một thói quen khi nói hoặc hát, bạn sẽ có một giọng nói đầy nội lực nếu thành thạo việc lấy hơi này.
Phòng tránh khó thở, thở hụt hơi
+ Không hút thuốc lá
+ Nên đeo khẩu trang mỗi khi đi ra đường, đến các địa điểm công cộng để hạn chế lây nhiễm Covid-19
+ Tránh đến khu vực hút thuốc nơi có nhiều khói thuốc, khói hương, khói xe…. hoặc các chất kích thích từ môi trường.
+ Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
+ Tiêm vaccine như vaccine cúm, vaccine viêm phổi, vaccine Covid-19,… để có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi, tăng cường sức khỏe cho phổi.
+ Tập thể dục thường xuyên hơn, có thể giúp phổi hoạt động bình thường.
+ Cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách sử dụng các công cụ như bộ lọc không khí trong nhà và giảm các chất ô nhiễm như nước hoa nhân tạo, nấm mốc và bụi.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19
Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19
Đau nhức xương khớp hậu Covid-19: cách khắc phục hiệu quả
Hướng dẫn 6 bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19
Di chứng, ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 (coronavirus) không nên chủ quan
Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.