Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
Xông hơi là phương pháp được nhiều người sử dụng khi mắc các bệnh cảm nhiễm phong hàn, người không ra được mồ hôi. Sử dụng các nguyên liệu để xông như: gừng tươi, tỏi, lá kinh giới, tía tô, hương nhu, sả, chanh,…
Mỗi một loại có những công dụng khác nhau. Gừng tươi không chỉ là nguyên liệu để nấu ăn mà gừng tươi còn là vị thuốc có vị cay, tính ấm được sử dụng để thông khí tỉnh thần, thông mũi họng. Sả hay còn gọi tên gọi khác là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao, vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu.
Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc, trong Đông y tỏi có vị cay tính ôn ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị, tác dụng ôn trung tiêu thực, ôn ấm tỳ vị, tiêu tích giải độc, sát trùng. Lá tía tô được sử dụng trong nước xông giúp giảm ngay các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, virus bởi trong lá có nhiều tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm. Các tinh chất được nước nóng làm bốc hơi và thẩm thấu nhanh qua mũi, miệng và các lỗ chân lông trên da để vào cơ thể giúp làm nóng người, tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Hương nhu tía còn có tên gọi là é rừng hay é tía, vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh phế và vị có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, giảm sốt, lợi tiểu, dùng chữa cảm lạnh, tiêu chảy do lạnh, trị chứng hôi miệng... Kinh giới hay có tên là khương giới, giả tô có tác dụng giải cảm, giải độc, tinh dầu kinh giới có tác dụng kháng khuẩn.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng nhiều ngươi sử dụng phương pháp xông lá để giảm các triệu chứng Covid-19 tại nhà. Nhưng việc xông đúng cách và đúng đối tượng sẽ giúp cho người bệnh thấy khỏe, nhưng khá nhiều người chưa hiểu rõ được bản chất của phương pháp này nên vẫn có nhiều trường hợp gặp phải những tác dụng không mong muốn, khiến dễ bị bỏng.
Một số người sau khi âm tính với virus SARS-CoV-2 vì muốn cho thải độc và chống đau mình mẩy vẫn sử dụng xông hơi để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Nhưng sau khi xông hơi được khoảng 5-6 phút gặp phải tình trạng tim đập nhanh, chân tay bủn rủn, mệt mỏi,… Tình trạng này là do lạm dụng xông quá nhiều gây mất cân bằng cơ thể.
ThS BS. Nguyễn Văn Đàn - Phó trưởng Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược TPHCM cho biết xông hơi là 1 trong 8 biện pháp điều trị của y học cổ truyền là: hãn, thổ, hạ, hòa, ôn, thanh, tiêu, bổ. Xông hơi là hãn sử dụng hơi nước và các tinh dầu của một số loại lá cây trong thiên nhiên để trị bệnh cho thải độc bằng đường đổ mồ hôi.
Phương pháp xông hơi dùng cho các trường hợp như nguyên nhân gây bệnh vẫn còn ở bên ngoài, chưa vào sâu. Người đó chính khí chưa bị hư tức không tự ra mồ hôi như sốt, đau người, ớn lạnh nhưng không tự ra mồ hôi thì mới sử dụng phép hãn (xông hơi) để cải thiện tình trạng.
Đối với trẻ em, y học hiện đại giải phẫu đường hô hấp có lớp niêm mạc bảo vệ và ở trẻ càng nhỏ càng mỏng nếu xông hơi thì có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp của trẻ. ThS BS. Nguyễn Văn Đàn cho biết với trẻ nhỏ hay đổ mồ hôi. Khi mình xông hơi sẽ tổn thương phần khí của trẻ. Nếu cha mẹ nghĩ xông hơi tốt lắm nên đè con ra xông hơi, trùm khăn lên xông hơi thì làm thoát dịch mồ hôi. Trong đông y mồ hôi là tâm, tâm toàn thần nếu thoát mồ hôi có nhiều có thể gây ngất, hôn mê, tử vong.
Khi muốn xông cho trẻ, thạc sĩ Đàn cho biết bạn phải theo dõi con mình có tự ra mồ hôi . Nếu trẻ tự ra mồ hôi thì không xông. Khi xông cho trẻ cẩn trọng bỏng nước sôi. Trẻ dưới 5 tuổi không xông.
Ở người trưởng thành, theo thạc sĩ Đàn nhiều người quan niệm rằng khi bị ốm là cơ thể đang nhiễm độc và tìm mọi cách thải độc trong đó có xông hơi để thải độc tống ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi. Nhưng phép hãn chỉ dùng trong trường hợp hàn tà.
Do đó để đảm bảo sức khỏe hậu Covid-19 sau khi khỏi bệnh cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, mỏi cơ, đau nhức cơ thì không nên lạm dụng xông hơi vì có thể gây mất tâm dịch gây nguy hiểm
Những người có bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, người cao tuổi do khí huyết đã suy giảm nếu thoát thêm tâm dịch sẽ nguy hiểm. Vậy nên trong giai đoạn mắc Covid-19 xông cũng phải xem cơ thể mình tự đổ mồ hôi chưa và sau Covid-19 thì không còn cần xông để đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó, sau khi khỏi Covid-19 nhằm giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin cùng với các khoáng chất trong thực đơn hằng ngày. Lựa chọn các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm bao gồm đạm, ngũ cốc, trái cây, trứng để duy trì thể trạng, thể chất. Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Luyện tập các bài tập thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,…hạn chế tập luyện các bài tập thể thao nặng. Tập các bài tập thở để tăng cường dung tích phổi.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bí quyết cải thiện chứng mất vị giác, khứu giác hậu Covid-19 hiệu quả
Những điều cần biết khi xông hơi khi mắc Covid-19, cách xông hơi an toàn
Sử dụng lá xông hơi giải cảm thế nào là đúng cách?
Xông hơi phòng COVID-19 theo ý kiến chuyên gia hồi sức tích cực hàng đầu Việt Nam
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Các dấu hiệu nhận biết biến thể Covid-19 mới XEC
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
Các tin khác
-
Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin D qua da, chân chuẩn xác
Vitamin D có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến cơ bắp, làn da. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D có thể biểu hiện rõ rệt qua những thay đổi trên da, chân chúng ta dễ dàng nhận thấy. -
Bật mí thực phẩm dùng khi bị đói giúp làm sạch ruột
Những loại thực phẩm dưới đây chúng ta có thể dùng khi bụng đói vào buổi sáng sẽ có tác dụng làm sạch ruột tự nhiên, đào thải độc tố hiệu quả. -
Những thực phẩm hỗ trợ thải độc thận rất tốt
Tăng cường chức năng thận, giải độc thận hãy ưu tiên ăn những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bảo vệ thận khỏi tác nhân nguy hiểm, tăng cường sức khỏe. -
3 cách ăn bơ sai lầm gây nguy hại cho sức khỏe
Bơ từ lâu được mệnh danh là siêu thực phẩm mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu ăn bơ theo cách này sẽ khiến gây hại cho sức khỏe, tăng áp lực lên hệ tiêu hóa -
Thanh lọc phổi tại nhà: bí quyết vàng giúp phổi khỏe mạnh
Lá phổi của chúng ta phải đối mặt với nhiều tác nhân gây hại từ môi trường như khói bụi ô hiễm môi trường, khói thuốc lá khiến các tạp chất độc hại tích tụ trong phổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi. -
Những loại trái cây mùa hè rất tốt cho người cao huyết áp
Những loại trái cây nhiều trong mùa hè dưới đây rất giàu chất xơ, kali, canxi và magie nên khi người cao huyết áp ăn sẽ giúp hạ huyết áp, kiểm soát huyết áp hiệu quả. -
Bật mí thực phẩm bổ não, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ
Chế độ dinh dưỡng đóng góp phần quan trọng giúp các sĩ tử có sức khỏe tốt, khả năng tập trung, tăng cường tư duy não bộ từ đó giúp hoàn thành bài thi tốt hơn, đạt thành tích cao. -
4 dấu hiệu nguy hiểm của cơ thể khi nhiệt độ tăng cao
Khi ở ngoài trời nắng nóng nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này cần nghỉ ngơi, di chuyển đến chỗ râm mát, có biện pháp xử lý kịp thời tránh nguy cơ bị sốc nhiệt. -
Cảnh báo 4 loại đau do cholesterol cao chứ không phải bệnh
Có rất nhiều người nhầm lẫn những cơn đau này với những bệnh lý thông thường nhưng thực tế đây có thể là dấu hiệu của cholesterol cao. -
Top 6 bài tập giúp người bệnh COPD dễ thở hơn
COPD được viết tắt theo Chronic Obstructive Pulmonary Disease, đây là tình trạng tắc nghẽn phổi mạn tính khiến người bệnh hay bị khó thở gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giúp người bệnh COPD dễ thở hơn hãy áp dụng 6 bài tập dưới đây.