Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
Những thực phẩm dưới đây không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng những loại thực phẩm này còn giúp tăng cường sức khỏe của phổi ở những người khỏi Covid-19.
Củ cải đường
Củ cải đường có tên tiếng Anh là Beta vulgaris, đây là một dạng củ cải đường thuộc họ rau dền. Củ cải đường chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ và điều trị một số bệnh. Cứ 100g củ cải đường chứa tới .4 gam protid, 3.7 gam glucid, 1.5 gam xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0.06 mg vitamin B1,... Những dưỡng chất trong củ cải đường có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, kiểm soát huyết áp, hỗ trợ sức khỏe não bộ, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giúp thanh lọc máu, giúp trái tim được khỏe mạnh, kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn chặn quá trình lão hóa,…Ngoài ra củ cải đường giàu nitrat, đã được chứng minh là có tác động tích cực đến phổi. Do vậy để cải thiện tình trạng phổi hậu Covid-19 hãy bổ sung củ cải đường trong khẩu phần ăn hằng ngày. Có thể chế biến củ cải đường thành các món ăn ngon khác như như: củ cải đường xào trứng, dưa món củ cải đường, salad, thịt heo xào củ cải đường,…
Cà chua
Cà chua cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Cà chua giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho,… những vi chất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, cà chua chứ rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo nên có lợi cho việc duy trì vóc dáng, cân nặng,…Cà chua còn giúp phòng chống ung thư, làm sáng da, dưỡng trắng, giảm mụn, cải thiện thị lực, giảm lượng đường trong máu, thúc đẩy giấc ngủ ngon, tốt cho mái tóc,…
Ngoài ra, những người sau khi khỏi Covid-19 bên cạnh việc tập luyện thể thao, tập luyện các bài tập thở hãy bổ sung cà chua vào thực đơn hàng ngày để cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19. Bởi cà chua có thể làm giảm viêm đường thở ở những người bị hen suyễn cũng như cải thiện chức năng phổi ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Trà xanh
Trà xanh có chứa tới 70-80% chiết xuất polyphenol, chất này trong trà có thể nâng cao khả năng phục hồi của vi mạch máu, ngăn chặn vỡ mao mạch và chảy máu. Các polysaccharid trong trà có thể làm giảm sản xuất gluconeogenes, glycogen bằng cách tăng cường chức năng chống oxy hóa của cơ thể, tăng cường hoạt động glucokinase của gan từ đó có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói. Chất polyphenol có thể làm giảm cholesterol máu, ức chế xơ vữa động mạch, mềm mạch máu, hạ lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Bên cạnh đó nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp giảm viêm ở phổi, có khả năng bảo vệ các mô phổi khỏi tác hại khi hít phải khói bụi.
Rau xanh
Rau xanh từ lâu được biết đến vô cùng có lợi cho sức khỏe. Khi bổ sung rau xanh thường xuyên không chỉ có tác dụng hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa, làn da, sức khỏe tim mạch, huyết áp,…mà còn có lợi cho phổi. Rau xanh không chỉ giàu vitmin A, vitamin C, vitamin B, B6, B12, kali, sắt, mangan,….mà còn giàu nitrat, đã được chứng minh là có tác động tích cực đến phổi.
Bí ngô
Bí ngô (bí đỏ) là một loại quả chứa nhiều vitamin, dưỡng chất được các đầu bếp ưu tiên sử dụng khi nấu các món súp, canh... Bí ngô có chứa lượng chất xơ rất cao cũng như nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene và VitaminC. Chất xơ giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, các chất chống oxy hóa giúp làm lành các tổn thương do viêm gây ra. Bên cạnh đó, bí ngô chứa nhiều carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nên cực có lợi cho những người khỏi Covid-19
Táo
Táo là một trong những loại trái cây yêu thích của nhiều người từ người lớn lẫn trẻ em. Táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có lợi cho sức khỏe. Nnhững người ăn táo thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi thấp hơn so với những người ít khi ăn táo. Do vậy để cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19 hãy ăn táo thường xuyên.
Nghệ
Nghệ không chỉ là thành phần chính ở một số món ăn mà nghệ còn có công dụng trong lĩnh vực chăm sóc da, có lợi cho sức khỏe, giúp kiểm soát ho và cảm lạnh. Nghệ được sử dụng nhiều trong việc chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư. Khi thường xuyên bổ sung nghệ trong thực đơn hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Thành phần hoạt chất chính trong nghệ - Curcumin đã được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe của phổi.
Quả việt quất
Việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng cao các chất phytochemical giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Quả việt quất rất giàu flavonoid gọi là anthocyanin, được chứng minh là có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi bị tổn thương do quá trình oxy hóa.
Các loại hạt và ngũ cốc
Bên cạnh bổ sung các loại trái cây, rau xanh một số loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc cũng là những thực phẩm lành mạnh có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp phổi khỏe mạnh hơn ở những người từng mắc Covid-19
Các bài tập cho chức năng phổi
Bên cạnh việc sử dụng những thực phẩm, trái cây giàu vitamin để cải thiện sức khỏe phổi hãy luyện tập các bài tập chức năng phổi. Khi tập điều chỉnh nhịp thở, kỹ thuật tăng cường cơ thở, bài tập tim mạch, bài tập hít thở. Bên cạnh đó, có các tư thế cải thiện tình trạng khó thở ở những người mắc Covid-19 như: Tư thế nghiêng người về phía trước, tư thế nằm sấp, hít thở bằng bụng.
Tập thở bằng cơ hoành
Thở bằng cơ hoành, hay "thở bằng bụng", sử dụng cơ hoành được cho là thực hiện hầu hết các công việc nặng nhọc khi thở.
Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích ở những người bị COPD. Nếu bạn bị COPD, hãy nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu hô hấp hướng dẫn cách sử dụng bài tập này để có kết quả tốt nhất.
Theo Tổ chức COPD, bạn nên làm những điều sau để thực hành thở bằng cơ hoành:
Bước 1: Thư giãn vai, ngồi xuống hoặc nằm xuống.
Bước 2: Đặt một tay lên bụng, một tay trên ngực.
Bước 3: Hít vào bằng mũi trong hai giây, cảm nhận không khí di chuyển vào bụng, cảm giác bụng phồng lên. Bụng di chuyển nhiều hơn so với ngực.
Thở ra trong hai giây bằng cách chu môi trong khi ấn vào bụng.
Lặp lại nhiều lần
Thở bụng
Bước 1: Các bạn có thể nằm hoặc ngồi. Dùng một tay đặt lên bụng để cảm nhận sự thay đổi của bụng.
Bước 2: Mím môi, hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây, bụng phình lên, tay ở bụng cũng đi lên theo. Giữ lại 3-4 giây.
Bước 3: Thở ra từ từ bằng miệng, môi chúm lại, bụng xẹp xuống, tay ở bụng cũng đi xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Kiểm soát nhịp thở
Bước 1: Mím môi và hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây.
Bước 2: Giữ 3-5 giây, sau đó chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong vòng 4 giây. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Thở phối hợp tay
Bước 1: Bạn vừa hít thở vừa đưa tay lên trên để mở rộng lồng ngực. Sau đó giữ hơi thở 3-5 giây.
Bước 2: Đưa tay xuống, đồng thời thở ra như bài số 1. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Tập mạnh cơ hoành
Bước 1: Dùng cuốn sách hoặc vật có khối lượng 0,5-1kg lên bụng.
Bước 2: Hít vào bằng mũi, bụng phồng lên và giữ lại 3-4 giây.
Bước 3: Chúm môi lại, thở ra bằng miệng, bụng xẹp xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Bài tập 5: Tập mạnh cơ hô hấp bằng bình nước
Bước 1: Thở ra một hơi dài, ngay khi chuẩn bị hít vào ngậm bình nước và hít vào bằng miệng.
Bước 2: Thả lỏng, thở ra nhẹ nhàng, không gắng sức.
Bước 3: Hít thở 1-2 nhịp thở sâu và lặp lại kỹ thuật. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Thải trừ đờm nhớt
Nếu bạn không có đờm thì bỏ qua bài tập này
Bước 1: Chuẩn bị một chai nước, mực nước trong bình là 13cm, đường kính ống nước 1cm, ống hút cách đáy bình 3cm, ông hút gập nước 10cm.
Bước 2: Thở ra một hơi dài, hít vào sâu, sau đó miệng ngậm ống hút thổi hơi dài sao cho bình nước nổi bọt khí.
Bước 3: Thả lỏng, hít thở vài nhịp bình thường và lặp lại kỹ thuật. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút
Tập thở chu môi
Thở chu môi có thể làm chậm nhịp thở, giảm công việc thở bằng cách giữ cho đường thở mở lâu hơn. Điều này giúp phổi hoạt động dễ dàng hơn, cải thiện quá trình trao đổi oxy, carbon dioxide.
Bài tập thở này thường dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu so với thở bằng cơ hoành, có thể thực hiện ở nhà ngay cả khi không có ai chỉ cho quý vị cách thực hiện. Nó có thể được thực hành bất cứ lúc nào.
Để thực hành kỹ thuật thở chu môi:
Bước 1: Hít vào từ từ bằng lỗ mũi.
Bước 2: Chu môi như thể đang chuẩn bị thổi vào thứ gì đó.
Thở ra càng chậm càng tốt bằng miệng. Quá trình này sẽ mất ít nhất gấp đôi thời gian thở vào.
Lặp lại nhiều lần
Những thực phẩm nên tránh để cải thiện sức khỏe phổi
Hãy tránh tiêu thụ thường xuyên những loại thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm có hàm lượng đường cao
+ Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu, đồ ăn chiên rán ngập dầu mỡ, các món xào sử dụng nhiều dầu mỡm thức ăn nhanh
+ Tránh ăn các thực phẩm đã chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, dăm bông,…
+ Không hút thuốc lá
+ Tránh sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia
Cùng với những thay đổi quan trọng về chế độ ăn uống, ăn uống đầy đủ, lành mạnh, tập yoga và một số bài tập thở, thay đổi lối sống điều quan trọng là phải tăng lượng nước uống vào trong quá trình phục hồi Covid-19 từ đó có thể tăng cường chức năng phổi và giúp bạn phục hồi Covid-19 một cách dễ dàng, hiệu quả
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19, cách cải thiện
Xơ phổi hậu Covid-19: cần làm gì để cải thiện sức khỏe
Hướng dẫn 6 bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19
Phổi bệnh nhân Covid-19 bị virus tấn công như thế nào?
Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Bật mí top 5 loại đồ uống rất tốt cho người bị cao huyết áp
Tăng huyết áp hay huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để kiểm soát tốt huyết áp, tăng cường sức khỏe người bị cao huyết áp hãy thường xuyên uống các loại đồ uống bổ dưỡng dưới đây. -
Những thói quen ăn uống gây đau khớp cần tránh
Đau khớp gây ảnh hưởng đến quá trình vận động của các khớp trên cơ thể. Nếu vẫn duy trì những thói quen ăn uống dưới đây sẽ khiến những cơn đau nhức trở nên kéo dài, nghiêm trọng hơn. -
Cách hạ nhiệt cơ thể gây hại cho sức khỏe
Nắng nóng trong mùa hè khiến nhiều người tìm đến nhiều cách hạ nhiệt để giúp cơ thể thoải mái hơn nhưng nếu duy trì những cách hạ nhiệt dưới đây trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng do hạ nhiệt sai cách. -
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt mũi nguy hiểm như nào
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh được lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cần bỏ ngay. -
Những loại rau giảm nóng gan, đào thải độc tố hiệu quả
Muốn gan khỏe mạnh, giảm nóng gan, đào thải độc tố trong mùa hè nắng nóng nên ăn thường xuyên những loại rau dưới đây. -
Top các thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành thủ phạm thầm lặng gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biết đúng cách. -
Top 5 món canh rất tốt cho gan nên ăn
Những món canh dân dã nhưng khi ăn giúp giảm tình trạng nóng trong, giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố, rất tốt cho gan nên ăn thường xuyên. -
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tiết kiệm dưới đây cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư, gây hại cho sức khỏe -
Cá không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Tránh giảm giá trị dinh dưỡng trong cá, bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi ăn cá tránh kết hợp cá chung với các loại thực phẩm sau đây. -
Nấm kim châm chứa formaldehyde: cách nhận biết chính xác nhất
Nấm kim châm là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, có giá thành rẻ nhưng cũng rất dễ chứa hàm lượng formaldehyde, nếu ăn phải có thể gây nguy hại đến sức khỏe.