Cải thiện sức khỏe đường ruột phòng ngừa bệnh đa xơ cứng (MS)
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột từ đó giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và duy trì chức năng để đảm bảo chất lượng cuộc sống tối đa cho người mắc bệnh đa xơ cứng (MS).
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người bị bệnh đa xơ xứng hay đa xơ cứng rải rác có ít vi khuẩn Prevotella histicola trong hệ vi sinh đường ruột hơn so với những người khỏe mạnh bình thường không bị bệnh MS. Ngoài ra, những người bị đa xơ cứng MS mắc chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Sự giảm sút của một số vi khuẩn như Firmicutes, Lachnospiraceae, Bifidobacterium, Roseburia, Coprococcus, Butyricicoccus, Lachnospira Dorea , Faecalibacterium và Prevotella và sự gia tăng của Bacteroidetes, Akkermansia, Blautia và Ruminocococcus trong hệ vi sinh đường ruột của người mắc bệnh. Một số vi khuẩn đường ruột có hại phát triển nhiều gây nên tình trạng viêm trong cơ thể, điều này được thấy ở một số người bị đa xơ cứng MS.
Do vậy để giúp cho vi khuẩn Prevotella histicola cùng các vi khuẩn có lợi khác tăng lên trong hệ vi sinh từ đó sẽ góp phần kiểm soát triệu chứng bệnh, phòng ngừa bệnh đa xơ cứng người bệnh hãy áp dụng các phương pháp giúp cải thiện sức khỏe đường ruột như sau:
Chế độ ăn nhiều chất xơ
Chất xơ là một thành phần có trong các loại thực vật, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt. Nói theo một cách khác, chất xơ là một loại carbohydrate không tiêu hóa được tìm thấy trong thực phẩm. Chất xơ được chia thành hai loại lớn dựa trên khả năng hòa tan trong nước gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
+ Chất xơ hòa tan: hòa tan trong nước và có thể được chuyển hóa bởi vi khuẩn “tốt" trong ruột. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong yến mạch, đậu Hà Lan, đậu, táo, trái cây họ cam quýt, cà rốt, lúa mạch và psyllium.
+ Chất xơ không hòa tan: không hòa tan trong nước. Bột mì nguyên cám, cám lúa mì, các loại hạt, đậu và rau, chẳng hạn như bông cải xanh, đậu xanh và khoai tây, là những nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan dồi dào.
Chất xơ là nhiên liệu mà các tế bào ruột kết sử dụng để giữ cho chúng khỏe mạnh. Chất xơ cũng giúp giữ cho đường tiêu hóa được lưu thông bằng cách giữ cho nhu động ruột mềm mại và đều đặn. Chất xơ là nhiên liệu mà các tế bào ruột kết sử dụng để giữ cho chúng khỏe mạnh. Chất xơ cũng giúp giữ cho đường tiêu hóa được lưu thông bằng cách giữ cho nhu động ruột mềm mại và đều đặn.
Một loại chất xơ vô cùng quan trọng có trong rau là prebiotic, chúng được lên men trong ruột kết bởi các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm của quá trình lên men này bao gồm các axit béo chuỗi ngắn, được cho là có lợi cho niêm mạc.
Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn
Rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn giống như nhiều chất kích thích khác đều có tác động đến não, góp phần gây ra chứng loạn khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, tăng nguy cơ mắc trầm cảm, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, thậm chí làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
Bổ sung các thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn sống, hoạt động bao gồm các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, kefir và yakult. Trà kombucha là một loại đồ uống lên men khác có chứa các vi sinh vật có lợi này. Hay một số loại rau muối chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt, chẳng hạn như dưa cải bắp và kim chi. Tiêu thụ các sản phẩm đậu nành lên men như miso, natto và tempeh là một cách khác để kết hợp thực phẩm chứa probiotic vào chế độ ăn uống hằng ngày giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ vi sinh từ đó sức khỏe đường ruột được cân bằng.
Hạn chế stress, căng thẳng
Khi sức khỏe đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò nhất định đối với sự ổn định chức năng của hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Bởi sự biến đổi của hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến hành vi, tâm trạng thông qua trục này và giao tiếp hai chiều có nghĩa là những thay đổi trong não, chẳng hạn như hành vi và tâm trạng, cũng có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật tại ruột. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, thay đổi có thể bị ảnh hưởng như: kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, phá vỡ hàng rào ruột từ đó góp phần gây ra hội chứng ruột kích thích, gây viêm trong ruột, gia tăng các vi khuẩn có hại. Do đó hãy giảm căng thẳng bằng cách thử các liệu pháp thư giãn cùng với các phương pháp đánh lạc hướng tâm trí khác như thiền, yoga, tham gia các hoạt động thể thao, chơi với thú cưng,ngủ đủ giấc, các hoạt động ngoài trời, luyện tập tư duy tích cực, giảm thiểu công việc,…
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
Việc lạm dụng kháng sinh quá nhiều hay sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, không tham vấn về liều lượng, không chỉ gây ức chế các vi sinh vật có lợi trong đường ruột mà còn thúc đẩy sự phát triển của mầm bệnh gây hại cho sức khỏe mà còn hạn chế hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột, phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do vậy để cải thiện sức khỏe đường ruột, phòng ngừa bệnh đa xơ cứng chúng ta nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm
Thuốc Kesimpta, ofatumumab, điều trị bệnh đa xơ cứng tái phát được FDA chấp thuận
Phát hiện mới: Tắm nắng giúp giảm nguy cơ gây bệnh đa xơ cứng
Bảo vệ con yêu khỏi bệnh đa xơ cứng
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Bổ sung vitamin D có lợi cho người bệnh đa xơ cứng?
- Cách sống chung với bệnh đa xơ cứng (MS) hiệu quả
- Cách cải thiện tâm trạng ở người mắc bệnh đa xơ cứng (MS)
- Người bệnh đa xơ cứng nhạy cảm với nhiệt độ phải làm sao?
- Bệnh đa xơ cứng ảnh hưởng sức khỏe đường ruột như nào
- Những loại thực phẩm chống viêm rất tốt cho người bệnh đa xơ cứng
- Các bài tập rất tốt cho người bệnh đa xơ cứng (MS)
- Người bệnh đa xơ cứng không nên ăn thực phẩm gì?
- Mắc bệnh đa xơ cứng (MS) nên ăn thực phẩm gì?
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Bệnh đa xơ cứng ở phụ nữ chậm khởi phát khi có thai
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.