Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19 khá nhiều người mắc phải nhất là những người lớn tuổi. Để khắc phục tình trạng đau lưng, vai gáy hiệu quả hãy áp dụng một số phương pháp dưới đây.
Theo thống kê có khoảng 42-63% những người khỏi Covid-19 gặp phải tình trạng đau lưng, vai gáy, khớp gối…Trong đó, những người từng bị nhiễm biến thể Delta có triệu chứng đau lưng nhiều hơn người nhiễm Omicron. Khi bị đau vai gáy, đau lưng khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Tình trạng đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19 có thể do nguyên nhân bắt nguồn từ việc phóng thích các Cytokine của nCoV. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, virus SARS-CoV-2 bám vào tế bào như một dạng ký sinh khiến cho tế bào bị chết với một số lượng lớn. Xác tế bào sẽ phóng thích các phân tử liên quan đến tổn thương (DAMP) kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể ở mức vừa phải giúp cơ thể nhanh phục hồi. Đôi khi tình trạng này bị quá khích dẫn đến tạo thành các cơn bão Cytokine.
Khi xuất hiện, các cơn bão Cytokine sẽ dẫn đến sự hình thành chất gây sốt Pyrogens và yếu tố kích hoạt tình trạng viêm Prostaglandin E2. Hai thành phần này có khả năng giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh Covid-19 bằng cách gây nên các cơn sốt nhưng cũng đồng thời xâm nhập vào các dây thần kinh. Người bệnh vì thế bị kích hoạt các cơn đau bằng nhiều con đường khác nhau.
Pyrogens và Prostaglandin E2 phân bố nhiều ở lưng, vai, gáy, đầu gối... nên gây đau nhức cho người bệnh nhiễm Covid-19. Đa số các chất này sẽ bị phân hủy sau 4-5 ngày. Do đó, người bệnh nhiễm Covid-19 chỉ cảm thấy khó chịu trong một khoảng thời gian ngắn và không để lại bất kỳ di chứng nào. Nhưng khá nhiều người sau khi khỏi bệnh cảm thấy tình trạng đau nhức cấp tính với cường độ mạnh hoặc kéo dài là do cơ thể sản xuất ra quá nhiều Pyrogens và Prostaglandin E2 khi mắc Covid-19. Tình trạng này có thể đến từ yếu tố cơ địa của người bệnh hoặc việc dùng thuốc không đúng cách.
Cách khắc phục đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19
Đau nhức lưng, vai gáy kéo dài khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, chất lượng cuộc sống, sức khỏe bị giảm sút. Để đối phó với tình trạng này có thể dùng một số thuốc giảm đau không kê toa như Paracetamol, Ibuprofen... theo đúng liều lượng được khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng miếng dán Salonpas để giảm đau, vì nó có chứa chất chống viêm non-steroid dưới dạng thấm qua da là Methyl Salicylat. Bác sĩ cũng có thể cho sử dụng thuốc giãn cơ như Decontractyl để chống các cơ co thắt quá mức, thông qua đó cũng làm giảm đau.
Thời gian tự dùng thuốc giảm đau tại nhà tối đa là 2 tuần. Nếu tình trạng không được cải thiện, người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa về xương khớp để các bác sĩ chẩn đoán tình trạng chính xác nhất.
Bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc để giảm tình trạng đau nhức có thể đến phòng tập để được các kỹ thuật viên trị liệu bằng laser, siêu âm... hoặc hướng dẫn tập vận động tại nhà, định kỳ tái khám để kiểm tra mức độ hồi phục. Ngoài ra có thể luyện tập các bài tập yoga, tập thở, tập khí công, châm cứu, xoa bóp, xông hơi, chườm nóng giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn, phân hủy các chất hóa học gây ra cảm giác đau nhức.
Chườm lạnh
Bước 1: Sử dụng chườm túi gel lạnh hoặc đá lạnh quấn trong khăn mềm lên vùng vai gáy trong 3 ngày đầu tiên khi cơn đau khởi phát.
Bước 2: Mỗi lần chườm tối đa 20 phút, 5 lần mỗi ngày giúp giảm sưng và cứng cổ.
Chườm ấm:
Bước 1: Có thể chườm ấm vùng cổ vai bằng miếng đệm nóng
Bước 2: Kết hợp xoa bóp vai gáy nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giúp cơ được thư giãn.
Ngoài ra, thời gian này nên hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ, cột sống lưng. Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt. Nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…Đừng quên bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Vitamin nhóm B, Glucosamine & Chondroitin,… Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong thời gian này để giúp cơ thể nhanh chóng được hồi phục
Cuối cùng, dự phòng nguy cơ bị đau nhức lưng, vai gáy hậu Covid-19 tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc điều trị dẫn đến lạm dụng. Tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, khiến bệnh trở nên trầm trọng mà còn để lại nhiều di chứng hơn
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
Đau nhức xương khớp hậu Covid-19: cách khắc phục hiệu quả
Rối loạn nội tiết tố hậu Covid-19, cách điều trị hiệu quả
Cách giảm triệu chứng đau họng khi nhiễm biến thể Omicron bệnh Covid-19
Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.