Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
Theo thống kê có tới hơn 300 ca mắc, nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận trên các nước trên thế giới, tại Việt Nam chưa ghi nhận số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Thời điểm trước bệnh đậu mùa khỉ thường được cho là nhẹ, chỉ lây lan qua tiếp xúc gần nhưng thời gian gần đây trở thành mối lo với giới chức y tế thế giới đặc biệt là các nước châu Âu có các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, WHO đánh giá nguy cơ của làn sóng đậu mùa khỉ là vừa phải và khó trở thành đại dịch như Covid-19 vẫn đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới.
Không có khả năng thành đại dịch giống như Covid-19
Tại cuộc họp báo ngày 30/5, Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng không có khả năng bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở các nước bên ngoài châu Phi trở thành đại dịch. Nhưng WHO chưa rõ liệu những người không triệu chứng có thể lây truyền virus sang cho người khác hay không.
Hiện tại, Tổ chức Y tế thế giới đang xem xét liệu đợt bùng phát hiện tại có nên được đánh giá là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tiềm ẩn được quốc tế quan tâm” (PHEIC) hay không. Mức đánh giá này từng được xếp loại cho Covid-19, Ebola và sẽ giúp đẩy nhanh nghiên cứu, tài trợ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra nhiều nước trên thế giới.
Khi được hỏi liệu đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ này có thể trở thành đại dịch hay không, bà Rosamund Lewis, Trưởng nhóm kỹ thuật về bệnh đậu mùa khỉ từ Chương trình Cấp cứu Y tế của WHO, cho biết: “Chúng tôi không biết nhưng chúng tôi không nghĩ vậy. Hiện tại, chúng tôi không lo lắng về đại dịch toàn cầu có thể xảy ra. Vẫn chưa rõ liệu bệnh có lây lan ở người không có triệu chứng hay không. Các dấu hiệu trước đó cho thấy đây không phải đặc điểm chính của virus nhưng vẫn cần làm rõ thêm”.
Chủng virus gây đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay có thể gây tử vong với tỷ lệ nhỏ nhưng chưa có ca tử vong nào trong đợt bùng phát này được báo cáo. Hầu hết ca bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận xuất hiện ở châu Âu mà không phải Trung, Tây Phi - nơi đậu mùa khỉ trở thành bệnh đặc hữu.
Do vậy, các nhà khoa học đang xem xét điều gì có thể giải thích cho sự gia tăng bất thường này. Bên cạnh đó, các cơ quan y tế công cộng nghi ngờ có sự lây truyền từ cộng đồng ở một mức độ nào đó. Một số quốc gia đã bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa cho những ca tiếp xúc gần người bệnh đậu mùa khỉ.
Cơ hội ngăn chặn đợt bùng phát
Virus gây đậu mùa khỉ là loại virus DNA. Các chuyên gia y tế vẫn chưa biết nhiều về cấu tạo gene của nó, nhưng những dữ liệu hiện tại cho thấy nó không truyền hoặc đột biến dễ dàng như virus SARS-CoV-2
Dù vậy, tiến sĩ Rosamund Lewis lưu ý số ca mắc đang gia tăng cảnh báo nguyên nhân đáng ngờ đằng sau. Nó có thể tận dụng “ngách” hẹp nào đó và lây truyền dễ dàng hơn giữa người với người.
Tiến sĩ Lewis lưu ý thêm những nam giới đồng tính, lưỡng tính cần đặc biệt chú ý tới loại virus này. Đến nay, các chùm ổ dịch ở nhiều nước đa số đều là nhóm cộng đồng này, dù đây không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục.
“Nhìn chung, thế giới có cơ hội để ngăn chặn sự bùng phát này”, tiến sĩ Lewis khẳng định.
Cùng với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ và Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh, WHO đã đưa ra một số cách để người dân tự bảo vệ mình trước virus đậu mùa khỉ như vệ sinh cá nhân, quan hệ tình dục an toàn.
Khi được xác định là ca nghi ngờ, người dân nên cách ly cho đến khi tổn thương đóng vảy, bong vảy và tiếp tục theo dõi.
+ Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) khi chăm sóc bệnh nhân
+ Hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh đậu mùa
+ Người dân nên tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mù
+ Che miệng khi ho, hắt hơi, sau khi hắt hơi, ho nên rửa tay lại với xà phòng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hay các bệnh truyền nhiễm khác.
+ Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn, cồn thông thường sau khi sờ các vật dụng ở nơi cộng cộng, nơi đông người hay nhà đang có người mắc bệnh đậu mùa
+ Những người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục
+ Những người xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
+ Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ
+ Người có các triệu chứng nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
+ Hãy bổ sung thức ăn giàu vitamin trong thực đơn nhằm nâng cao sức đề kháng. Bổ sung các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin C, các loại thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, các loại cá biển, hải sản, trứng, sữa, các loại hạt đậu,...
+ Tuyệt đối không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
“Bất kỳ trường hợp nào cũng có thể quản lý được thông qua theo dõi và cách ly tiếp xúc”, tiến sĩ Lewis cho hay.
Hiện tại, tính đến ngày 29/5, WHO đã nhận được báo cáo của 257 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và khoảng 120 trường hợp nghi ngờ tại 23 quốc gia ngoài châu Phi, tại Mỹ ghi nhận 12 ca mắc ở 8 tiểu bang của nước này
Những quốc gia Châu Phi nơi mà bệnh đậu mùa khỉ thường được phát hiện, Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận được báo cáo về 1.365 ca mắc, 69 trường hợp tử vong. Những ca bệnh này được báo cáo trong nhiều giai đoạn khác nhau từ giữa tháng 12/2021 đến cuối tháng 5.
Không ca nào tử vong ở những quốc gia bệnh đậu mùa khỉ không phải đặc hữu. WHO nhận định mức độ rủi ro sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu là vừa phải. “Bởi đây là lần đầu tiên các trường hợp và cụm dịch được báo cáo đồng thời ở các khu vực địa lý rộng rãi khác nhau, không có mối liên hệ dịch tễ học với những nước Tây hoặc Trung Phi”
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan như thế nào?
Vắc xin phòng bệnh đầu mùa khỉ
Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả
Các dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đậu mùa khỉ chuẩn xác
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.