Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
Nhiều người sau khi khỏi Covid-19 cơ thể dần hồi phục nhưng họ vẫn thường xuyên cảm thấy ớn lạnh nhất là khi tiếp xúc với nước, thời tiết thay đổi. Nguyên nhân nào gây tình trạng ớn lạnh ở những người khỏi Covid-19?
Để giải đáp thắc mắc này của những người khỏi Covid-19, bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết điều đầu tiên chính là phải tìm hiểu rõ triệu chứng ớn lạnh xuất hiện từ thời điểm nào, xuất hiện trước hay sau âm tính với virus SARS-CoV-2, tình trạng ớn lạnh có thường xuyên và liên tục không?
Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập và tấn công vào nhiều tế bào trong cơ thể nhất là các tế bào màng trong của mạch máu, cơ quan hô hấp, kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra các tổn thương do hệ miễn dịch gây ra. Khi đó những người mắc Covid-19 bị virus tấn công tổn thương mạch máu, viêm sưng tế bào phổi khiến bệnh nhân bị viêm phổi. Khi tổn thương mạch máu khớp gối thì bệnh nhân bị đau khớp, đau khi vận động các khớp. Khi tổn thương các mạch máu li ti vùng não, bệnh nhân có thể mất trí nhớ hay chậm suy nghĩ. Các triệu chứng thường gặp ở những người mắc Covid-19 là ho, sốt, ớn lạnh, hắt hơi,…
Tình trạng ớn lạnh là khi các cơ quan trong cơ thể liên tục co bóp và thư giãn để tạo nhiệt. Tăng nhiệt độ là một phần của phản ứng của hệ thống miễn dịch để chống lại khả năng sinh sản của virus. Một số người nhiễm Covid-19 nhẹ sốt có thể chỉ kéo dài khoảng một vài ngày hoặc những người nặng có thể kéo dài từ hàng tuần đến hàng tháng với các bệnh nhiễm trùng toàn thân.
Trường hợp sốt kèm theo ớn lạnh:
Khi phát hiện sốt kèm theo tình trạng ớn lạnh điều đầu tiên cần tìm hiểu nguồn gốc của sốt dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng khác. Có nhiều nguyên nhân gây sốt kèm ớn lạnh như:
+ Viêm phế quản
+ Cảm lạnh và cúm
+ Viêm phổi
+ Viêm dạ dày
+ Viêm tai
+ Viêm tai
+ Nhiễm trùng tiết niệu
+ Tăng bạch cầu đơn nhân
Trường hợp ớn lạnh không kèm theo sốt:
+ Suy giáp
+ Thiếu vitamin B2
+ Máu lưu thông kém
+ Thiếu chất sắt
+ Căng thẳng, mệt mỏi
+ Mất nước
+ Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc
+ Cơ thể quá gầy
+ Sợ hãi, lo lắng
+ Các cơn ớn lạnh có thể xảy ra dọc theo sống lưng, là phản ứng của cảm xúc do các cơ chế sinh học thần kinh kích hoạt giải phóng dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh gây ra. Hoạt động thể chất mạnh cũng có thể gây ra thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột dẫn đến ớn lạnh.
+ Có dùng loại thuốc để điều trị bệnh lý nào không bởi một số thuốc cũng có thể có tác dụng phụ là gây ớn lạnh.
Khi cơ thể xuất hiện tình trạng ớn lạnh nên đi thăm khám tại các cơ sở bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, tìm hiểu bệnh sử và đánh giá lại tình trạng sức khỏe mới có thể kết luận được từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, hãy luyện tập các bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh, tập 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10-30 phút tùy sức khỏe. Thư giãn đầu óc, tránh lo lắng, nếu cần tư vấn tâm lý và điều trị bằng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế độ ăn hậu Covid cần đảm bảo các yếu tố như uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, protein, tinh bột, trái cây giàu vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương từ đó giảm tình trạng mệt mỏi hậu Covid-19. Ăn các loại hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, ngô, gạo, các loại đậu như đậu đỏ nhiều trái cây tươi, rau quả tươi, một số thực phẩm từ nguồn động vật (ví dụ như thịt, cá, trứng, sữa…). Bổ sung thêm món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ để cung cấp thêm cho cơ thể năng lượng, protein bổ sung mà cơ thể cần.
Uống đủ nước, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây giàu vitamin, khoáng chất như: nước ép cam, nước ép táo, nước ép bưởi,… uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali.
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Trẻ sau tiêm vaccine bị phản ứng ‘cánh tay Covid’ phải xử lý như thế nào?
Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C)
Xơ phổi hậu Covid-19: cần làm gì để cải thiện sức khỏe
Rối loạn nội tiết tố hậu Covid-19, cách điều trị hiệu quả
Cách cải thiện di chứng phát ban, nổi mề đay hậu Covid-19
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Những thực phẩm cực tốt giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Mỡ máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, bên cạnh sử dụng thuốc giúp cân bằng lượng mỡ máu trong cơ thể hãy bổ sung thường xuyên những thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày. -
Những loại đồ uống gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể vào buổi tối
Có những loại đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, kiểm soát cân nặng nhưng có những loại đồ uống khi uống vào buổi tối lại có thể gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể -
Những dấu hiệu cho thấy cơ thể có vấn đề sau khi uống nước
Nếu sau khi uống nước cơ thể xuất hiện 3 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề cần được đi kiểm tra, điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng. -
Những ai không nên ăn xôi buổi sáng?
Xôi từ lâu trở thành món ăn ngon hấp dẫn vô cùng tiện lợi vào buổi sáng. Nhưng không phải ai cũng có thể ăn được xôi vì có thể gây hại cho sức khỏe -
4 loại nước bổ thận, mát gan nên uống vào buổi sáng
Những loại đồ uống khi được uống vào buổi sáng không chỉ cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể mà còn giúp bổ thận, mát gan cực có lợi nên uống thường xuyên. -
Bổ sung 4 loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể khi chuyển mùa
Thời tiết chuyển mùa nhiều người có hệ miễn dịch kém thường dễ bị ốm, sốt, ho, cúm. Nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa hãy bổ sung thường xuyên những loại thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày của gia đình -
Hãy từ bỏ 4 thói quen xấu phòng ngừa ung thư thực quản
Ung thư thực quản là một trong những loại ung thư phổ biến, thậm chí đang dần trẻ hóa. Vậy để phòng ngừa ung thư thực quản hãy từ bỏ thói quen xấu vẫn thường xuyên mắc phải hằng ngày. -
Những món ăn không nên ăn sáng tránh gây hại cho sức khỏe
Bữa ăn sáng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng để tránh gây hại cho sức khỏe hãy tránh ăn những món ăn sau -
Nguyên nhân gây mỏi mắt, cách khắc phục cực hiệu quả cho mắt mỏi
Mỏi mắt, đau đầu, nhìn mờ là tình trạng khá thường gặp ở nhiều người, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỏi mắt. Khi bị mỏi mắt nên khắc phục như thế nào để cải thiện, bảo vệ đôi mắt được tốt nhất. -
Những loại đồ uống giúp cấp nước, thanh lọc cơ thể cực tốt
Những loại đồ uống vô cùng bổ dưỡng không chỉ cung cấp vitamin cho cơ thể mà còn giúp cấp nước, thanh lọc cơ thể, phòng chống ung thư cho cơ thể sau một đêm ngủ dài.