Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
Khi bị cảm cúm, cúm A hay mắc Covid-19 cơ thể cảm thấy mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn. Để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng bên cạnh áp dụng một chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc đúng cách thì việc tránh xa một số thực phẩm dưới đây nhằm hạn chế tình trạng mất nước, viễm nhiễm trong cơ thể có thể trở nên tồi tệ hơn.
Những loại thực phẩm bạn nên tránh xa khi bị ốm, cảm cúm
Đồ uống chứa caffeine
Một số loại đồ uống có chứa caffeine có thể khiến cơ thể càng mất nước và khiến tình trạng đau nhức cơ trở nên tồi tệ hơn khi bị ốm, cảm cúm, hay nhiễm cúm A. Do caffeine là chất lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều. Nếu cơ thể đang gặp các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, caffeine sẽ chỉ khiến tình trạng mất nước thêm trầm trọng
Rượu
Khi cơ thể bị cảm cúm, mắc cúm A hay nhiễm Covid-19 lúc này cơ thể xuất hiện tình trạng sốt, ho, nhức đầu, ngứa rát cổ, viêm họng, đau nhức cơ bắp,...điều này khiến chúng ra giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng hay cảm thấy khó chịu khi ăn các thức ăn cứng, thức ăn khô. Không chỉ ăn các thức ăn ít hơn mà lượng nước nạp vào cơ thể cũng vì thế mà ít hơn dẫn, mất nước theo mồ hôi khi bị sốt dẫn đến tình trạng dễ bị mất nước. Khi cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp thúc đẩy các cơ quan trõng cơ thể hoạt động tốt hơn, giúp phá vỡ tắc nghẽn trong cơ thể, hạn chế tình trạng mất nước.
Tuy nhiên, khi bị cảm cúm hãy tránh xa rượu, bia đồ uống có cồn bởi những loại đồ uống này có thể gây mất nước, cản trở hiệu quả của các loại thuốc kháng sinh, gây hại cho dạ dày, gan cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng, giảm sức đề kháng của cơ thể.
Khi nhắc tới đồ uống cung cấp nước thì nước lọc luôn đứng vị trí đầu tiên, nước lọc hoạt động như một chất giải độc tự nhiên cho cơ thể. Thời gian này, để cung cấp nước cho cơ thể bên cạnh việc uống nước lọc có thể bổ sung các loại nước ép từ trái cây rau củ để uống.
Đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán như: khoai tây, xúc xích, bim bim, gà rán,..hấp dẫn nhiều người, kích thích ăn nhiều hơn khi cảm thấy nhạt miệng vì bị ốm. Tuy nhiên, những thực phẩm này chứa nhiều chất béo gây viêm, có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm từ trước trong cơ thể, khó phân hủy và ảnh hưởng hệ tiêu hóa, giảm sức đề kháng của cơ thể, thời gian phục hồi cũng kéo dài hơn.
Ngũ cốc khó tiêu hóa
Những loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh quy khô, bánh mì nướng và bánh quy giòn dễ gây đau bụng và khó tiêu hóa khi bạn bị cảm cúm. Khi ăn những thực phẩm này có thể kích thích cổ họng, khi chúng ta đang đau họng hoặc ho
Kem
Kem không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon mà kem còn chứa nhiều đường cùng với protein, đường, mỡ, là vitamin A, B2, E và một số nguyên tố vi lượng khác như kẽm, kali… Nhưng khá nhiều người quan niệm rằng khi ăn kem lạnh có thể làm dịu cơn đau họng, khiến bạn thoải mái hơn khi bị ốm, cảm cúm. Nhưng hầu hếtkem được làm từ sữa đầy đủ chất béo, có nghĩa là thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa gây viêm. Ngoài ra, đồ ngọt có nhiều đường này có thể làm tăng tình trạng viêm, không tốt cho hệ miễn dịch đang bị suy yếu, có thể gây đau họng, viêm họng, gây ho
Súp đóng hộp
Các loại súp đóng hộp có thể là "cứu cánh" cho những ngày ốm yếu giúp kích thích ăn nhiều hơn, có nhiều hương vị hấp dẫn. Nhưng thực phẩm này lại thường không có nhiều dinh dưỡng và chứa natri, tăng nguy cơ mất nước và gây viêm cho cơ thể nếu sử dụng quá nhiều
Thức ăn hoặc đồ uống có đường
Nhiều người nghĩ rằng nước ép trái cây giàu vitamin C là thứ tốt nhất để uống khi bị ốm, giúp cơ thể cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất từ đó nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên, đồ uống này không giàu dinh dưỡng như mọi người tưởng lầm và có thể làm viêm hệ thống miễn dịch vì chứa đường. Những thực phẩm chứa đường tinh luyện cũng làm tăng tình trạng viêm và giảm khả năng hoạt động hiệu quả của các tế bào bạch cầu, nên lựa chọn loại nước uống, đồ ăn ít đường
Đồ ăn cay
Đồ ăn cay là những thực phẩm không nên ăn cay khi bị ốm, cảm cúm đặc biệt nếu sổ mũi là một trong những triệu chứng chính. Hợp chất capsaicin trong ớt là chất kích thích đường mũi, khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn
Do đó, để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, đẩy lùi các triệu chứng khi nhiễm cúm A, cảm cúm hay Covid hãy bổ sung những thực phẩm có lợi như:
Bông cải xanh
Bông cải xanh có chứa flavonoid, có tác dụng làm sạch mạch máu rất tốt, giúp loại bỏ cholesterol lắng đọng trong mạch máu và có tác dụng làm loãng máu nhất định. Ngoài ra, bông cải xanh rất tốt cho việc giảm mỡ máu, cải thiện hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa,… tăng sản xuất bạch cầu, tăng tính phản ứng của kháng thể. Khi ăn thường xuyên bông cải xanh đều đặn còn giúp điều chỉnh và hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch.
Trà xanh
Trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Trà xanh còn chứa những axit amin hỗ trợ sản xuất các chất chống virus có trong tế bào lympho T khiến trà xanh trở thành loại trà tốt nhất để tăng đề kháng.
Tỏi
Tỏi chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, kali, photpaho,… chống oxy hóa cao có tác dụng trong phòng trừ bệnh gồm phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ…
Tỏi có thể chế biến bằng cách sử dụng vào các món xào nấu cùng với loại thịt, rau củ quả khác hoặc cũng có thể sử dụng để pha nước chấm ăn kèm cùng với các món ăn ngon khác nhau. Không ít người cũng có khả năng nhai tỏi sống. Tất cả đều là những cách nạp chất tăng đề kháng cực tốt cho cơ thể.
Ớt chuông vàng, ớt chuông đỏ
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong ớt chuông cùng chất xơ không chỉ giúp tăng miễn dịch mà còn giúp bạn tăng sinh collagen, tốt cho việc giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư vú cực có lợi cho sức khỏe
Sữa chua
Các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa trong sữa chua giúp kích thích hệ miễn dịch hoạt động tối ưu. Hàm lượng vitamin D dồi dào trong sữa chua còn giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng khả năng phản ứng của cơ thể đối với virus. Để tăng cường sức khỏe, sẵn sàng chống chọi với nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh đang đầy rẫy xung quanh.
Động vật có vỏ
Những động vật có vỏ như vỏ như hàu, tôm, cua... giàu kẽm giúp tăng cường miễn dịch cho sức khỏe.
Cà tím
Cà tím từ lâu được biết là thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Dâu tây
Dâu tây hay còn được biết đến với tên gọi khác là dâu dất, có hình dáng giống quả tim gà, màu đỏ, cùi mềm, chua ngọt, nhiều nước, không có vỏ cũng không có hạt, có mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt được nhiều người ưa chuộng.
Dâu tây được biết đến là một trong những loại trái cây cực giàu vitamin C. Cứ trong 100 g dâu tây có chứa tới 35 g vitamin C, gấp đôi trái cam và gấp 10 lần trái táo, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, đẹp da, giàu chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh mãn tính, tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, bồi bổ cơ thể, giải độc, bổ huyết, tiêu mỡ, nhuận tràng, ích dạ dày, có lợi cho làn da
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Cách phân biệt nốt phát ban đậu mùa khỉ với bệnh về da khác
Mắc cúm A nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất
9 thực phẩm nên ăn khi bị cúm, 4 điều nên tránh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Những thực phẩm cực tốt giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Mỡ máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, bên cạnh sử dụng thuốc giúp cân bằng lượng mỡ máu trong cơ thể hãy bổ sung thường xuyên những thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày. -
Những loại đồ uống gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể vào buổi tối
Có những loại đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, kiểm soát cân nặng nhưng có những loại đồ uống khi uống vào buổi tối lại có thể gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể -
Những dấu hiệu cho thấy cơ thể có vấn đề sau khi uống nước
Nếu sau khi uống nước cơ thể xuất hiện 3 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề cần được đi kiểm tra, điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng. -
Những ai không nên ăn xôi buổi sáng?
Xôi từ lâu trở thành món ăn ngon hấp dẫn vô cùng tiện lợi vào buổi sáng. Nhưng không phải ai cũng có thể ăn được xôi vì có thể gây hại cho sức khỏe -
4 loại nước bổ thận, mát gan nên uống vào buổi sáng
Những loại đồ uống khi được uống vào buổi sáng không chỉ cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể mà còn giúp bổ thận, mát gan cực có lợi nên uống thường xuyên. -
Bổ sung 4 loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể khi chuyển mùa
Thời tiết chuyển mùa nhiều người có hệ miễn dịch kém thường dễ bị ốm, sốt, ho, cúm. Nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa hãy bổ sung thường xuyên những loại thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày của gia đình -
Hãy từ bỏ 4 thói quen xấu phòng ngừa ung thư thực quản
Ung thư thực quản là một trong những loại ung thư phổ biến, thậm chí đang dần trẻ hóa. Vậy để phòng ngừa ung thư thực quản hãy từ bỏ thói quen xấu vẫn thường xuyên mắc phải hằng ngày. -
Những món ăn không nên ăn sáng tránh gây hại cho sức khỏe
Bữa ăn sáng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng để tránh gây hại cho sức khỏe hãy tránh ăn những món ăn sau -
Nguyên nhân gây mỏi mắt, cách khắc phục cực hiệu quả cho mắt mỏi
Mỏi mắt, đau đầu, nhìn mờ là tình trạng khá thường gặp ở nhiều người, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỏi mắt. Khi bị mỏi mắt nên khắc phục như thế nào để cải thiện, bảo vệ đôi mắt được tốt nhất. -
Những loại đồ uống giúp cấp nước, thanh lọc cơ thể cực tốt
Những loại đồ uống vô cùng bổ dưỡng không chỉ cung cấp vitamin cho cơ thể mà còn giúp cấp nước, thanh lọc cơ thể, phòng chống ung thư cho cơ thể sau một đêm ngủ dài.