Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
Một số trẻ sau khi khỏi Covid-19 gặp phải tình trạng ho nhiều, rát họng, thở hụt hơi, mệt mỏi khi sử dụng các loại thuốc uống ho, xịt họng nhưng tình trạng không được cải thiện thiện nhiều khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng. Khi trẻ bị ho kéo dài hậu Covid-19 cần phải làm gì?
Tình trạng ho là phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm tống xuất tác nhân gây bệnh hay mầm bệnh ra ngoài. Các bậc cha mẹ chỉ điều tị khi ho nhiều gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Tình trạng ho có thể kéo dàI từ 4 tuần trở lên ở trẻ em và từ 8 tuần trở lên ở người lớn.
Khi mắc Covid-18 trẻ thường xuất hiện ho khan, ho có đờm với số lượng ít. Cơ chế của ho sau khi mắc Covid -19 có thể do một vài cơ chế như:
+ Cơ thể tống xuất nốt các tác nhân gây bệnh và chất xuất tiết ở đường hô hấp ra ngoài.
+ Tế bào niêm mạc đường hô hấp tăng tính nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi các yếu tố môi trường (bụi, khói thuốc lá...) dẫn đến phản ứng ho. Sau nhiễm virus cũng tạo cơ hội để một số bệnh khởi phát như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản... đặc biệt ở trẻ có tiền sử dị ứng, viêm da cơ địa...
+ Cơ thể bị suy giảm miễn dịch sau nhiễm virus nCoV nên các tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác (virus, vi khuẩn, nấm...) nhân cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, dẫn đến triệu chứng ho.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác bao gồm: ho do tâm lý, ho do trào ngược dạ dày thực quản...
Để xác định được nguyên nhân gây ho kéo dài sau mắc Covid -19, trẻ cần được khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử:
+ Trẻ ho khan hay ho có đờm
+ Đo chức năng hô hấp để xác định nguyên nhân gây bệnh.
+ Tính chất ho (ho từng cơn hay ho húng hắng, các yếu tố gây tăng hoặc giảm cơn ho...)
+ Chụp X-quang
+ Thời điểm ho (ho ban ngày hay đêm)
+ Các triệu chứng khác kèm theo (sốt, chảy mũi, ngạt mũi, khó thở...)... kết hợp với khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Đa số trẻ bị ho khan sau mắc Covid -19 và vài tuần sẽ hết dần. Để làm giảm cơn ho của trẻ, cha mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau:
Uống trà
Trà thảo dược êm dịu có thể là một loại thuốc giảm ho nhanh chóng có thể sử dụng các loại trà như trà hoa cúc và trà bạc hà là lựa chọn hoàn hảo. Bên cạnh đó, có thể thêm vài giọt mật ong vào cốc trà làm tăng tốc độ giảm ho
Chanh
Nước chanh có thể loại bỏ chất nhầy và dịu cổ họng cho trẻ. Do đó khi nhận thấy trẻ bị ho hãy cho trẻ ăn ăn chanh bằng cách vắt chanh hòa vào nước hoặc ngâm chúng với một ít mật ong.
Lá húng tây
Lá húng tây có tác dụng làm vỡ và loại bỏ chất nhầy trong cổ họng khi bé bị ho. Ngâm 2 muỗng cà phê lá húng tây nghiền nát vào một cốc nước sôi trong thời gian khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm mật ong và chanh vào. Lấy nước trà này cho bé uống, sau một thời gian tình trạng ho sẽ được cải thiện.
Xông hơi
Có thể tắm xông hơi vào ban đêm để giảm ho cũng là giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi tắm cho trẻ nhớ đóng cửa phòng tắm lại để hơi nước lan tỏa khắp phòng, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Trong nước tắm xông hơi nên thêm một vài giọt dầu khuynh diệp hoặc cây xô thơm vào nước tắm để dịu ho nhanh hơn.
Gừng
Để giảm các cơn ho sau khi khỏi Covid-19 cha mẹ có thể cho trẻ ăn gừng hoặc uống trà gừng. Bởi gừng có thể loại bỏ đờm trong cổ họng. Có thể thêm một muỗng canh gừng băm nhỏ vào cốc nước sôi để làm trà gừng cho trẻ uống.
Mật ong
Mật ong là loại thuốc ho tự nhiên và tốt nhất cho trẻ bởi mật ong có thể làm giảm triệu chứng ho và cải thiện giấc ngủ ở những trẻ bị bệnh.
Cho trẻ uống nước
Uống nước có thể giảm ho bởi chúng làm loãng chất nhầy và làm cho màng chất nhầy luôn ẩm. Có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi của bé để tránh bị khô mũi
Nước muối
Nhỏ nước muối loãng vào mũi có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh bao gồm ho, nghẹt mũi và viêm họng.
Đối với những trẻ lớn hơn một chút bên cạnh việc áp dụng một số biện pháp giảm ho, có thể hướng dẫn trẻ tập thở bằng bụng, hít vào và thở ra bằng mũi cho đến khi hết ho hay nuốt và ngậm miệng...
Thời gian này các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá, chất tẩy rửa hoặc chất tạo mùi mạnh có thể kích ứng dẫn đến ho.
Nếu trẻ tiếp tục ho kéo dài, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân cụ thể. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị ho do Covid-19 khi không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
Biến thể lai Deltacron: triệu chứng phổ biến
Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
Cách phòng tránh di chứng hậu Covid-19 hiệu quả
Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách bảo vệ trẻ khi đến công viên nước trong mùa hè
Công viên nước vào mùa hè là địa điểm lý tưởng của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Nhưng để bảo vệ sức khỏe, an toàn của trẻ nhỏ khi đến công việc các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ những điều cực kỳ quan trọng sau đây. -
Cẩn trọng nhiễm trùng do nhọt ở trẻ mùa nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nhiều trẻ gặp tình trạng nổi mụn nhọt trên da gây đau đớn, khó chịu. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khở của trẻ nhỏ. -
Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn
Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ bị ho kéo dài. Nhằm giúp con trẻ giảm tình trạng ho nhiều các bậc cha mẹ áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thậm chí trở nên nặng hơn -
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
8 loại thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ bị dậy thì sớm
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường dành những thực phẩm bổ dưỡng nhất, ngon nhất, giàu giá trị dinh dưỡng nhất cho con với mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhưng 8 loại thực phẩm dưới đây khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm cần đặc biệt lưu ý. -
Cẩn trọng viêm tai giữa do rửa mũi cho trẻ không đúng cách
Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi nhiều cha mẹ thường rửa mũi cho trẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn nhưng việc rửa mũi không đúng cách có thể dẫn tới hậu quả không tốt, một trong số đó chính là trẻ bị viêm tai giữa. -
Cho trẻ ăn nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu
Nhiều cha mẹ thường bổ sung củ dề trong thực đơn hằng ngày cho trẻ vì quan niệm rằng loại củ này sẽ giúp bổ máu, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy cho trẻ nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu hay không? -
Mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thực phẩm gì giúp nhanh hồi phục
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường cảm thấy mệt mỏi, trẻ chán ăn hay lười ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng sợ trẻ bị sút cân, sức khỏe lâu hồi phục. -
Cách bảo vệ mắt cho trẻ trước các căn bệnh về mắt
Các cụ xưa thường nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” nói lên vai trò của đôi mắt, hai bàn tay trong đời sống con người. Vì vậy, việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh cho lứa tuổi học đường là trách nhiệm của cá nhân, của gia đình và xã hội. -
Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tránh những sai lầm khiến bệnh trở nặng hơn
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng các bậc cha mẹ hãy tránh mắc phải những sai lầm dưới đây khiến bệnh trở nặng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ.