Bệnh đa xơ cứng ảnh hưởng sức khỏe đường ruột như nào
Khi mắc bệnh đa xơ cứng (MS) sẽ khiến người bệnh dễ mắc phải các bệnh về ruột như táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS),…
Bệnh đa xơ cứng hay còn gọi là Multiple Sclerosis (MS), là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống, làm ảnh hưởng chức năng thần kinh. Bệnh thường gây viêm lặp đi lặp lại nhiều lần khiến lớp màng bọc bên ngoài dây thần kinh bị phá hủy, tạo thành nhiều vùng mô sẹo trên lớp phủ ngoài tế bào thần kinh, do đó làm chậm hoặc tắc đường truyền xung điện thần kinh. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, rối loạn vi khuẩn đường ruột, giảm các vi sinh vật có lợi mà còn gây các bệnh về đường ruột.
Các vấn đề đường ruột gặp phải khi mắc bệnh đa xơ cứng (MS)
Táo bón
Táo bón là tình trạng phổ biến nhất ở những người mắc bệnh đa xơ cứng, bệnh có thể làm gián đoạn các thông điệp mà các các dây thần kinh gửi đến và đi từ não báo hiệu rằng đã đến lúc đi đại tiện hay khiến cho các cơ sàn chậu không được thư giãn, hạn chế hoạt động tự nhiên của đại tràng sau khi chúng ta ăn.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ít vận động tập luyện thể thao, trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây táo bón.
Mất kiểm soát ruột
Bệnh đa xơ cứng cũng có thể gây ra tình trạng mất kiểm soát ruột hay còn gọi là tiểu tiện không kiểm soát. Mặc dù đây không phải là vấn đề y tế nghiêm trọng nhưng có thể gây nhiều trở ngại cho người bệnh MS. Nguyên nhân phổ biến gây tình trạng mất kiểm soát ruột ở người bệnh đa xơ cứng gồm: táo bón kéo dài, tiêu chảy nghiêm trọng, căng thẳng, stress, bệnh trĩ, tổn thương thần kinh, tổn thương cơ, sử dụng thuốc nhuận tràng quá nhiều.
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac và bệnh đa xơ cứng (MS) có mối liên hệ với nhau, bởi những người mắc bệnh MS có nhiều khả năng mắc bệnh Celiac, mà bệnh Celiac thường có biểu hiện liên quan đến thần kinh. Theo các nhà khoa học cho biết, một số người mắc bệnh MS cảm thấy tốt, thoải mái hơn khi thiết lập chế độ ăn uống không có gluten.
Tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy xảy ra do dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn cay, các sản phẩm từ sữa, nước hoặc thức ăn không tốt, thay đổi mức độ hoạt động hoặc nhiễm trùng.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Theo các nhà khoa học nghiên cứu cho biết có khoảng 20% người mắc bệnh đa xơ cứng có các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích hay IBS, đại tràng co thắt gây ra tình trạng tiêu chảy và táo bón xen kẽ, đau đầu, khó ngủ, lo lắng, mệt mỏi, suy kiệt, thiếu dinh dưỡng do ruột kém hấp thu dinh dưỡng...
Bệnh viêm ruột (IBD)
Hai loại phổ biến nhất của rối loạn hệ thống miễn dịch này là viêm loét đại tràng (UC) và bệnh Crohn. Bệnh viêm ruột làm tổn thương các mô của ruột non và ruột già tương ứng thông qua quá trình viêm. Là phản ứng của cơ thể đối với chấn thương, tình trạng viêm được đặc trưng bởi các tế bào bạch cầu theo máu, các chất chống viêm dồn đột ngột đến vị trí tổn thương. Sự hiện diện của chúng gây ra tình trạng sưng đau, nóng và đỏ liên quan đến phản ứng viêm từ đó dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy kéo dài,buồn nôn, đau trực tràng, đau lưng, sụt cân và mệt mỏi,…
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS) có khả năng mắc bệnh viêm ruột IBD cao hơn những người khác tới 50% và ngược lại những người mắc IBD cũng có nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng (MS) cao hơn so với những người bình thường.
Do đó, để cải thiện sức khỏe đường ruột, hạn chế các bệnh đường ruột phát triển, phòng ngừa các triệu chứng bệnh MS trở nên nghiêm trọng hơn người bệnh nên thiết lập chế độ ăn nhiều chất xơ, bổ sung các thực phẩm lên men, hạn chế căng thẳng, stress, hạn chế uống rượu bia hay các loại đồ uống có cồn, tập thể dục thường xuyên, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ, hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, hạn chế các loại đồ ăn có nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều muối hay các loại thực phẩm chứa Carb tinh chế, thực phẩm chứa nhiều gluten,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những loại thực phẩm chống viêm rất tốt cho người bệnh đa xơ cứng
Mắc bệnh đa xơ cứng (MS) nên ăn thực phẩm gì?
Cải thiện sức khỏe đường ruột phòng ngừa, cải thiện bệnh đa xơ cứng (MS)
Thuốc Kesimpta, ofatumumab, điều trị bệnh đa xơ cứng tái phát được FDA chấp thuận
Người bệnh đa xơ cứng không nên ăn thực phẩm gì?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Bổ sung vitamin D có lợi cho người bệnh đa xơ cứng?
- Cách sống chung với bệnh đa xơ cứng (MS) hiệu quả
- Cách cải thiện tâm trạng ở người mắc bệnh đa xơ cứng (MS)
- Người bệnh đa xơ cứng nhạy cảm với nhiệt độ phải làm sao?
- Những loại thực phẩm chống viêm rất tốt cho người bệnh đa xơ cứng
- Các bài tập rất tốt cho người bệnh đa xơ cứng (MS)
- Người bệnh đa xơ cứng không nên ăn thực phẩm gì?
- Mắc bệnh đa xơ cứng (MS) nên ăn thực phẩm gì?
- Cải thiện sức khỏe đường ruột phòng ngừa bệnh đa xơ cứng (MS)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Bệnh đa xơ cứng ở phụ nữ chậm khởi phát khi có thai
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.