Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
Các triệu chứng khi bị sốt xuất huyết khá giống với các triệu chứng mắc Covid-19 khiến nhiều người lầm tưởng khiến nhiều người bị nặng. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách phân biệt chính xác sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
Có nhiều trường hợp tại các bệnh viện, cơ sở y tế đã ghi nhận số ca sốt xuất huyến chuyển biến nặng tăng cao. Có nhiều nguyên nhân người nhiễm sốt xuất huyết nhập viện khi đã chuyển nặng do nhiều các yếu tố khác nhau như: Nhiều người nghĩ bị mắc Covid-19, và tiêm 3 mũi vắc xin nên chủ quan. Khi sốt cao tới ngày thứ 3 nhiều người mới nhập viện khi đó tiểu cầu đã giảm sâu. Khi mắc sốt xuất huyết nhiều người thường tự ý mua thuốc, điều trị tại nhà thay vì đến các cơ sở y tế
Khi mắc sốt xuất huyết một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất chính là giảm tiểu cầu. Khi giảm tiểu cầu gây ra tình trạng rối loạn đông máu, chảy máu ở nhiều nơi gây ra xuất huyết não, đường tiêu hoá ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
Do hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang lưu hành ở nhiều khu vực nên nhiều người nhầm lẫn giữa mắc Covid-19 và sốt xuất huyết từ đó gây các nguy hiểm cho sức khỏe. Để tránh nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và Covid-19 hãy phân biệt theo các dấu hiệu điển hình sau đây.
Hướng dẫn phân biệt sốt do sốt xuất huyết và Covid-19
Triệu chứng sốt xuất huyết:
+ Sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt
+ Biểu hiện đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu
+ Cơ thể nổi mẩn, phát ban, ngứa ngáy khó chịu
+ Xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da
+ Chảy máu cam, chảy máu chân răng
+ Xuất hiện vết vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu
+ Khi đi vệ sinh phân đen do bị xuất huyết nội tạng
+ Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng
+ Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của Covid-19:
+ Sốt cao từ 39 độ C (sốt trở lại trong vòng khoảng 2h - 4h sau dùng thuốc)
+ Khó thở không thể làm việc được phải nghỉ ngơi, hụt hơi
+ Mệt mỏi, sinh hoạt khó khăn
+ Huyết áp cao từ 160/100 mmHg không đáp ứng với thuốc thường dùng
+ Mất vị giác, khứu giác
+ Đau họng, đau đầu, đau nhức người, tiêu chảy
+ Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái
+ Mắt đỏ hoặc ngứa
+ Đo huyết áp 2 lần có giá trị trung bình dưới 85/55 mHg
+ Nhịp tim tăng cao trên 120 lần/phút hoặc xuống dưới 50 lần/phút, nhịp thở từ 25 lần/phút
+ Khó thở nhiều không thể nằm để thở được
+ Đau tức ngực thành cơn kéo dài từ 5 phút
+ Mất khả năng nói hoặc cử động
+ Lơ mơ, không tỉnh táo
+ SpO2 < 95% khi nghỉ hoặc tụt SpO2 xuống < 95% sau gắng sức
Phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt tại nhà để ngăn ngừa.
+ Tuyên truyền sâu rộng về cách thức phòng tránh, nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho cộng đồng
+ Triển khai đồng loạt chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu không cho muỗi SXH có nơi cư trú, sinh sản, thả cá bảy mầu để diệt loăng quăng, thau rửa dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy
+ Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).
+ Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
+ Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…),
+ Tiến hành thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
+ Trong nhà có người bị sốt xuất huyết thì không cần cách ly
+ Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung rau xanh, trái cây cùng thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, loại hạt đậu,... tăng cường tập luyện để nâng cao sức đề kháng của cơ thể
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
+ Khi bị sốt xuất huyết đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà tránh bệnh diễn biến nặng
+ Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh sốt xuất huyết nhanh khỏi
- Phương pháp phòng lây lan bệnh sốt xuất huyết
- Khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục
- Mùa dịch sốt xuất huyết: Nhắc lại những vấn đề cần kiêng kỵ
- Bộ Y tế khuyến cáo tăng cường phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội
- Sốt xuất huyết gia tăng tại huyện đảo Phú Quốc
- Thả hàng triệu con muỗi ra môi trường để hạn chế sốt xuất huyết và Zika
- Dịch sốt xuất huyết vẫn hoành hành
- Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết
- Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng
- WHO phê chuẩn vắc xin chống sốt xuất huyết đầu tiên do Pháp sản xuất
- Ấn Độ: Gần 2 nghìn người dương tính với sốt xuất huyết
- Singapore phát hiện tuýp tế bào bạch cầu điều trị sốt xuất huyết
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.