Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19

3/28/2022 3:20:00 PM
Sau khi khỏi Covid-19 nhiều người đua nhau đến các bệnh viện, cơ sở y tế để chụp X-quang phổi để xem phổi có bị tổn thương do Covid-19 hay không. Nhưng theo các bác sĩ chỉ một số người cần đi chụp X-quang phổi, một số người không cần.

 

Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19

Sau khi khỏi Covid-19 nhiều người đua nhau đến các bệnh viện, cơ sở y tế để chụp X-quang phổi để xem phổi có bị tổn thương do Covid-19 hay không. Nhưng theo các bác sĩ chỉ một số người cần đi chụp X-quang phổi, một số người không cần.

Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều chia sẻ về trường hợp mắc Covid-19 đã khỏi được 1 tháng, sức khoẻ bình thường không có triệu chứng nhưng tình cờ đi chụp Xquang để biết phổi gặp vấn đề gì hay không thì phát hiện phổi trắng xoá. Điều này khiến nhiều người mắc Covid-19 cảm thấy lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình liền đến các cơ sở y tế thăm khám, chụp X-quang phổi hậu Covid-19 để yên tâm.

Theo thông tin từ bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân đi khám hậu Covid-19 có nhu cầu chụp X-quang. Điều mà nhiều quan tâm hàngđầu chính là liệu có tổn thương phổi hay không. Nhiều người đã đề nghị bác sĩ cho chụp X-quang tim phổi và chụp CT cắt lớp để phát hiện tổn thương sớm.

Khi virus SARS-CoV-2 thường tấn công vào đường hô hấp nên gây đau họng, ho, đờm… Các triệu chứng này thông thường sẽ hết theo thời gian sau khi có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 qua tets nhanh hoặc tets PCR. Do vậy những người mắc Covid-19 không nên quá lo lắng, các trường hợp đã khỏi bệnh nhưng không ho, không khó thở thì không cần chụp X-quang.

Nhưng nếu những người mắc Covid-19 ho kéo dài từ một tháng trở lên và dùng các biện pháp điều trị nhưng không đỡ, xuất hiện tình trạng khó thở, mệt mỏi khi đi lại, sinh hoạt thì cần đi đến các bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây các bác sĩ sẽ đánh giá tính năng hô hấp và có thể chỉ định chụp X-quang tim phổi khi cần thiết.

PGS. Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc BV Điều trị người bệnh Covid-19, Đại học Y Hà Nội cho hay, hiện với những ca nhiễm Covid-19 nhẹ, không triệu chứng không có lý do phải lo lắng, hoang mang về hậu Covid-19 hay cố gắng đi chụp tấm phim phổi xem phổi có gặp vấn đề gì bất thường hay không.

Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19

Khi nào cần đi khám?

BS. Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết những người mắc Covid-19 nhẹ sau khi khỏi bệnh nhiều người cảm thấy vẫn tay chân rã rời, mệt mỏi, kém tập trung, hay rụng tóc... Nhưng đó cũng là những triệu chứng vẫn gặp ở bệnh nhân sau khi mắc các bệnh lý khác do virus như sốt xuất huyết hay cúm.

Thực tế cho thấy nhiều người sau khi khỏi bệnh do quá lo lắng, thậm chí sợ hãi trước các thông tin về hậu Covid-19 nên càng khiến họ stress, thêm mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

BS. Trương Hữu Khanh khẳng định không có chuyện bệnh nhân không có triệu chứng đi chụp phổi đã trắng xoá. Người dân không cần đua nhau đi chụp phổi, khám hậu Covid-19, chỉ nên đi khám khi có triệu chứng.

BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, với biến thể Omicron thường có triệu chứng ở đường hô hấp trên như: ho, đau rát họng, xổ mũi… Do đó triệu chứng ho ở bệnh nhân Covid-19 gặp ở phần lớn bệnh nhân. Nhiều F0 lo ngại việc ho là triệu chứng ảnh hưởng tới phổi là chưa đúng.

Bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ho do nhiều nguyên nhân như: Viêm họng, trào ngược dịch dạ dày từ dưới kích thích lên cũng khiến bệnh nhân ho; Một số trường hợp có tổn thương tại phổi, tại tim (bệnh nhân ứ huyết ở tim kích thích phổi gây ho…).

Nếu trường hợp bệnh nhân có ho nhiều lưu ý:

+ Nên uống nhiều nước

+ Dùng các biện pháp dân gian gừng, tỏi, đường phèn, mật ong để giảm ho...

+  Uống đủ 2 lít nước/ ngày

+ Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước sạch

Nếu triệu chứng ho không giảm có thể uống thuốc ho theo đơn kê của bác sĩ.

Theo bác sĩ Hường, các trường hợp người nhiễm Covid-19 có xuất hiện tình trạng ho nhiều, ho húng hắng vài tiếng thì không sao. Nhưng nếu ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm hoặc khó thở thì bắt buộc bệnh nhân phải vào viện, các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra chức năng tim phổi.

Bên cạnh đó, sau khi khỏi Covid-19 có thể tập luyện một số bài tập cải thiện chức năng phổi như các bài tập đơn giản như hít sâu thở ra chậm. Có thể tập thở bất cứ lúc nào: Khi ngồi, nằm, khi tập đi bộ, kết hợp dùng máy thổi Spirometry… Các bài tập thiền (meditation) cũng giúp bệnh nhân thở chậm và thở sâu, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn. Có thể tập luyện các bài tập duy trì, tăng dung tích phổi, giúp phổi khỏe mạnh, cơ thể nhận được lượng oxy cần thiết dễ dàng hơn.

Bài tập 1: Kiểm soát nhịp thở

Bước 1: Mím môi và hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây.

Bước 2: Giữ 3-5 giây, sau đó chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong vòng 4 giây. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 2: Thở bụng

Bước 1: Các bạn có thể nằm hoặc ngồi. Dùng một tay đặt lên bụng để cảm nhận sự thay đổi của bụng.

Bước 2: Mím môi, hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây, bụng phình lên, tay ở bụng cũng đi lên theo. Giữ lại 3-4 giây.

Bước 3: Thở ra từ từ bằng miệng, môi chúm lại, bụng xẹp xuống, tay ở bụng cũng đi xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 3: Thở phối hợp tay

Bước 1: Bạn vừa hít thở vừa đưa tay lên trên để mở rộng lồng ngực. Sau đó giữ hơi thở 3-5 giây.

Bước 2:  Đưa tay xuống, đồng thời thở ra như bài số 1. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 4. Tập mạnh cơ hoành

Bước 1: Dùng cuốn sách hoặc vật có khối lượng 0,5-1kg lên bụng.

Bước 2: Hít vào bằng mũi, bụng phồng lên và giữ lại 3-4 giây.

Bước 3: Chúm môi lại, thở ra bằng miệng, bụng xẹp xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 5: Bài tập thở chu môi

Thở chu môi có thể làm chậm nhịp thở, giảm công việc thở bằng cách giữ cho đường thở mở lâu hơn. Điều này giúp phổi hoạt động dễ dàng hơn, cải thiện quá trình trao đổi oxy, carbon dioxide.

Bài tập thở này thường dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu so với thở bằng cơ hoành, có thể thực hiện ở nhà ngay cả khi không có ai chỉ cho quý vị cách thực hiện. Nó có thể được thực hành bất cứ lúc nào.

Để thực hành kỹ thuật thở chu môi:

Bước 1: Tư thế ngồi thoải mái.

Bước 2: Thả lỏng cổ và vai.

Bước 3: Hít vào từ từ bằng lỗ mũi.

Bước 4: Chu môi như thể đang chuẩn bị thổi vào thứ gì đó. Thở ra bằng miệng càng chậm càng tốt. Thở ra chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào

Bài tập 6: Tập mạnh cơ hô hấp bằng bình nước

Bước 1:  Thở ra một hơi dài, ngay khi chuẩn bị hít vào ngậm bình nước và hít vào bằng miệng.

Bước 2:  Thả lỏng, thở ra nhẹ nhàng, không gắng sức.

Bước 3:  Hít thở 1-2 nhịp thở sâu và lặp lại kỹ thuật. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả

Biến thể lai Deltacron: triệu chứng phổ biến

Di chứng, ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 (coronavirus) không nên chủ quan

Cách giảm triệu chứng đau họng khi nhiễm biến thể Omicron bệnh Covid-19

Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác