Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
Trong thời gian mắc Covid-19 có nên uống cà phê hay không là điều mà nhiều người bị Covid-19 quan tâm. Bởi nhiều người có thói quen uống cafe hằng ngày để duy trì sự tỉnh táo.
Cà phê là thức uống không thể thiếu vào mỗi buổi sáng của nhiều người, giúp cho họ bắt đầu ngày mới tràn đầy hứng khởi nhất là đối với những người làm việc tại văn phòng, kinh doanh,… Một cốc cà phê có chứa khoảng 95mg caffeine, nhưng nếu chúng ta uống quá 400 miligam caffeine mỗi ngày, cafe có thể gây một số phản ứng bất lợi cho sức khỏe như khó ngủ, mất ngủ, cồn ruột, hồi hộp, lo lắng, tăng nhịp tim, tăng huyết áp…
Người mắc Covid-19 có nên uống cafe?
Khi bị mắc Covid-19 nhiều người cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thay đổi liền sử dụng cà phê để giúp cơ thể tỉnh táo, tăng sự hứng khởi. Nhưng theo các chuyên gia y tế, trong thời gian điều trị Covid-19 không nên sử dụng cà phê mà thay vào đó là các loại đồ uống dinh dưỡng khác.
Bởi cà phê có tính lợi tiểu, làm tăng đào thải nước do đó những người mắc Covid-19 không nên uống, thay vào đó, người bệnh nên uống nước ấm (nước lọc, nước ép hoa quả) nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.
Khi mắc Covid-19 nhiều người gặp phải các triệu chứng như sốt khi đó cơ thể thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi rất cần thiết. Do đó, để cơ thể nhanh chóng hồi phục hãy uống nhiều nước với lượng 40-45ml/kg cân nặng/ngày, ví dụ một người 50kg cần uống khoảng 2,5 lít nước một ngày.
Ngoài ra, khi mắc Covid-19 họ gặp nhiều vấn đề, như cảm thấy bất ổn khi phải đi cách ly một mình, cảm giác tội lỗi khi vô tình lây bệnh cho người khác, lo người khác đánh giá về mình, sợ xã hội kỳ thị xa lánh, sợ mất việc làm, không có thu nhập...Nhất là đối với những nhóm người vốn có vấn đề về tâm lý tiềm ẩn như rối loạn lo âu, hoang tưởng.. kèm theo triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ…
Khi đó nhiều người mắc Covid-19 sử dụng uống đồ chứa nhiều caffeine gây kích thích thần kinh như cafe sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi cafe còn gây tăng nhịp tim không tốt cho bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường…
Đặc biệt, nhiều người mắc Covid-19 xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn… không nên uống cafe để phòng nguy cơ mất nước.
Do đó, thời điểm này cách tốt nhất để tăng cường thể trạng là ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, nếu có sốt nên uống nhiều nước.
Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.
Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm).
Lựa chọn các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm bao gồm đạm, ngũ cốc, trái cây, trứng để duy trì thể trạng, thể chất.
Rau mầm có hàm lượng protein, folate, magiê, phốt pho, mangan và vitamin C và K cao hơn so với các loại thực vật không có mầm mống vì quá trình nảy mầm làm tăng mức dinh dưỡng. Người mắc Covid-19 nên sử dụng rau mầm trong chế độ ăn của mình vì chúng cung cấp số lượng lớn hơn các axit amin quan trọng, giúp chúng dễ tiêu hóa hơn và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu protein của cơ thể. Quá trình nảy mầm dường như làm giảm chất kháng dinh dưỡng trong khi tăng chất chống oxy hóa, cho phép cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Các dấu hiệu nhận biết biến thể Covid-19 mới XEC
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
Các tin khác
-
Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin D qua da, chân chuẩn xác
Vitamin D có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến cơ bắp, làn da. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D có thể biểu hiện rõ rệt qua những thay đổi trên da, chân chúng ta dễ dàng nhận thấy. -
Bật mí thực phẩm dùng khi bị đói giúp làm sạch ruột
Những loại thực phẩm dưới đây chúng ta có thể dùng khi bụng đói vào buổi sáng sẽ có tác dụng làm sạch ruột tự nhiên, đào thải độc tố hiệu quả. -
Những thực phẩm hỗ trợ thải độc thận rất tốt
Tăng cường chức năng thận, giải độc thận hãy ưu tiên ăn những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bảo vệ thận khỏi tác nhân nguy hiểm, tăng cường sức khỏe. -
3 cách ăn bơ sai lầm gây nguy hại cho sức khỏe
Bơ từ lâu được mệnh danh là siêu thực phẩm mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu ăn bơ theo cách này sẽ khiến gây hại cho sức khỏe, tăng áp lực lên hệ tiêu hóa -
Thanh lọc phổi tại nhà: bí quyết vàng giúp phổi khỏe mạnh
Lá phổi của chúng ta phải đối mặt với nhiều tác nhân gây hại từ môi trường như khói bụi ô hiễm môi trường, khói thuốc lá khiến các tạp chất độc hại tích tụ trong phổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi. -
Những loại trái cây mùa hè rất tốt cho người cao huyết áp
Những loại trái cây nhiều trong mùa hè dưới đây rất giàu chất xơ, kali, canxi và magie nên khi người cao huyết áp ăn sẽ giúp hạ huyết áp, kiểm soát huyết áp hiệu quả. -
Bật mí thực phẩm bổ não, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ
Chế độ dinh dưỡng đóng góp phần quan trọng giúp các sĩ tử có sức khỏe tốt, khả năng tập trung, tăng cường tư duy não bộ từ đó giúp hoàn thành bài thi tốt hơn, đạt thành tích cao. -
4 dấu hiệu nguy hiểm của cơ thể khi nhiệt độ tăng cao
Khi ở ngoài trời nắng nóng nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này cần nghỉ ngơi, di chuyển đến chỗ râm mát, có biện pháp xử lý kịp thời tránh nguy cơ bị sốc nhiệt. -
Cảnh báo 4 loại đau do cholesterol cao chứ không phải bệnh
Có rất nhiều người nhầm lẫn những cơn đau này với những bệnh lý thông thường nhưng thực tế đây có thể là dấu hiệu của cholesterol cao. -
Top 6 bài tập giúp người bệnh COPD dễ thở hơn
COPD được viết tắt theo Chronic Obstructive Pulmonary Disease, đây là tình trạng tắc nghẽn phổi mạn tính khiến người bệnh hay bị khó thở gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giúp người bệnh COPD dễ thở hơn hãy áp dụng 6 bài tập dưới đây.