Nhật Bản nghiên cứu siêu vaccine giúp phòng ngừa tất cả các chủng virus corona
Nhật Bản nghiên cứu siêu vaccine giúp phòng ngừa tất cả các chủng virus corona
Các nhà khoa học tại Nhật Bản đang nghiên cứu, phát triển một loai siêu vaccine mới với kỳ vọng có thể giúp phòng ngừa tất cả các chủng virus corona, trong đó có virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 khiến nhiều người dân trên thế giới bị nhiễm và tử vong.
Hiện nay, theo The National News (UAE) do một số loại vaccine phòng ngừa Covid-29 được cho là có hiệu quả kém hơn trong phòng chống các biến thể mới của SARS-CoV-2, trong khi biến thể của virus không ngừng biến đổi.
Do đó, các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản đã đặt mục tiêu phát triển một loại vaccine có thể áp dụng rộng rãi hơn, hiệu quả hơn. Nếu loại siêu vaccine này được phát triển thành công thì loại vaccine này có thể được sử dụng để ngăn chặn các đại dịch mới do virus corona trong tương lai.
Bài báo khoa học được đăng tải trên Tạp chí Y học Thực nghiệm, phương pháp sản xuất vaccine đang được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu liên quan đến các protein được áp dụng kỹ thuật biến đổi gen từ virus SARS-CoV-2.
Trọng tâm của nghiên cứu là protein gai của virus, bao gồm vùng liên kết thụ thể bám vào thụ thể trên tế bào người được gọi là ACE2. Sau khi protein gai gắn vào ACE2, virus sẽ xâm nhập vào tế bào và nhân bản.
Một phần của vùng liên kết thụ thể, được gọi là vùng đầu, thường có đặc tính riêng, nhưng ngược lại, vùng lõi ở nhiều virus corona có nhiều điểm tương đồng.
Khả năng miễn dịch nhờ tiêm chủng thường được tạo ra nhờ sản sinh các kháng thể chống lại "vùng đầu" của virus, khiến một vaccine chỉ có khả năng bảo vệ đối với một loại virus corona cụ thể.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka, Nhật Bản đã biến đổi gen vùng liên kết thụ thể của protein gai để các phân tử đường gắn vào vùng đầu.
Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột bạch, kết quả thí nghiệm cho thấy những cá thể được tiêm loại protein được áp dụng kỹ thuật biến đổi gen này sản sinh tỷ lệ kháng thể chống lại vùng lõi lớn hơn - thay vì vùng đầu như thường lệ.
Các nhà khoa học Nhật Bản gọi đây là kháng thể trung hòa, và trong các thử nghiệm, chúng được phát hiện có khả năng vô hiệu hóa không chỉ virus SARS-CoV-2 mà còn cả virus SARS-CoV-1 từng là nguyên nhân khiến dịch SARS bùng phát năm năm 2002, khiến nhiều người dân trên thế giới tử vong.
Các kháng thể trung hòa cũng có hiệu quả chống lại 3 loại virus corona tương tự ở tê tê và dơi, đây là một phát hiện quan trọng vì virus corona hiện được tìm thấy ở một số loài động vật, và có nguy cơ tiếp tục lây nhiễm sang người trong tương lai.
Giáo sư Tomohiro Kurosaki, từ Đại học Osaka, Nhật Bản, cho biết: "Các đại dịch trước đây như Sars-CoV-1 và Mers-CoV đã xảy ra do virus corona lây từ động vật sang người, do đó nguy cơ xuất hiện các loại virus tương tự trong tương lai là một mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu, ngay cả khi chúng ta đã có những loại vaccine hiệu quả trong thời điểm hiện tại".
Thế giới có thể đối phó với các biển thể bằng cách nâng cấp vaccine hiện có, nhung việc sản xuất chúng cần thời gian và sau đó lại phải triển khai chiến dịch tiêm chủng, do đó vaccine ngừa đa chủng loại virus corona sẽ được ưa chuộng hơn.
Trong khi các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản tập trung vào các kháng nguyên phổ biến với các loại virus corona khác nhau, thì các nhà nghiên cứu ở Mỹ cũng đang nghiên một cách tiếp cận khác và thử nghiệm trên chuột.
Vào tháng 2, các nhà khoa học Mỹ cho biết các cá thể chuột bạch đã sản sinh miễn dịch chống lại một loạt các virus corona bằng loại "vaccine khảm" được họ tạo ra từ nhiều kháng nguyên.
Trước những thách thức như đảm bảo khả năng miễn dịch đủ bền và đủ rộng để đối phó với các bệnh mới, các nhà khoa học Mỹ dự đoán rằng có thể sẽ mất vài năm để phát triển một loại vaccine virus corona phổ quát.
Tiến sĩ Andrew Freedman, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Cardiff (Anh) cho biết mặc dù ông chưa phân tích nghiên cứu mới nhất trên chuột, việc phát triển một loại vaccine phổ quát là hy vọng "thực tế". Ông cho biết: "Gần như chắc chắn có khả năng miễn dịch chéo".
Tuy nhiên, bình luận về nghiên cứu mới nhất được thí nghiệm trên chuột, Tiến sĩ Freedman lưu ý rằng "sẽ còn một chặng đường dài phía trước" trước khi một biện pháp bảo vệ trên diện rộng như vậy có thể được áp dụng ở người.
Hi vọng, trong tương lai tới đây loại vaccnie này phát triển thành công, các nước có thể tiếp cận được loại siêu vaccine mới này nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, hạn chế số người mắc cũng như số người bị tử vong do Covid-19.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Miếng dán vaccine Covid-19 mới: không gây đau, hiệu quả cao
+ Tiêm vaccine Pfizer mũi thứ 3 sẽ gặp tác dụng phụ phổ biến nào?
+ Vắc xin COVID-19 tăng cường kháng thể, ngay cả ở những người có hệ miễn dịch yếu
+ Phát triển thiết bị AI chẩn đoán Covid-19 trong 10 phút không cần lấy mẫu
+ Chế tạo robot rút vaccine Covid-19 tránh lãng phí
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.