Chế tạo robot rút vaccine Covid-19 tránh lãng phí
Chế tạo robot rút vaccine Covid-19 tránh lãng phí
Trước tình hình thiếu hụt cũng như lượng vaccine phòng ngừa Covid-19 không đủ để tiêm phòng đang diễn ra ở nhiều nước, các nhà nghiên cứu tại Thái Lan đã nghiên cứu, chế tạo ra một loại robot hút vaccine một cách tối ưu, giúp hạn chế tối đa lượng vaccine bị lãng phí khi thao tác bằng tay thông thường.
Theo đó, chiếc máy tên AutoVacc của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) chế tạo, có thể rút được 12 mũi vaccine AstraZeneca trong vòng 4 phút từ 1 lọ vaccine, thay vì chỉ 10 mũi/lọ nếu thao tác bằng tay như các nhân viên y tế vẫn thường làm khi tiêm phòng cho người dân.
ĐH Chulalongkorn, Thái Lan cho biết chiếc máy hiện chỉ có thể làm việc với vaccine AstraZeneca. Loại vaccine này có chú thích trên nhãn dán là rút được 10-11 mũi/lọ. Nhà nghiên cứu Juthamas Ratanavaraporn là người dẫn đầu nhóm phát triển AutoVacc thuộc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật y sinh, ĐH Chulalongkorn cho biết thêm:
“Chiếc máy đảm bảo chúng tôi có thể thêm 20% từ mỗi lọ vaccine, tức tăng từ 10 lên 12 liều”, theo Bà Juthamas ước tính, nếu họ có đủ vaccine AstraZeneca dành cho 1 triệu dân, AutoVacc sẽ giúp nâng số liều lên đủ dùng cho 1,2 triệu dân.
Cũng theo chuyên gia trên, dù một số nơi tại Thái Lan có sử dụng loại ống tiêm khoảng chết thấp (LDS) để giảm lãng phí vaccine nhưng cách làm này vẫn đòi hỏi nhiều nhân công và tay nghề cao mới có thể thực hiện được, bà Juthamas nói: “Việc đó có thể khiến nhân viên y tế kiệt sức. Họ sẽ phải làm việc này hằng ngày trong nhiều tháng”
Trước đó, Thái Lan từng kiểm soát được phần lớn đại dịch Covid-19, nhưng các biến thể mới như Delta đã đẩy số ca nhiễm và tử vong của quốc gia này tăng cao kể từ hồi tháng 4. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hơn tạo ra áp lực lớn cho chương trình tiêm chủng của Thái Lan.
Tính tới thời điểm hiện tại, khoảng 9% trong số 66 triệu dân của Thái Lan đã tiêm chủng đầy đủ. Thế nhưng, công tác tiêm ngừa Covid-19 của quốc gia này đang đối mặt với thách thức từ việc thiếu nguồn vaccine.
Nhóm nghiên cứu của bà Juthamas cho biết, họ có thể sản xuất thêm 20 máy AutoVacc trong vòng 3-4 tháng nữa nhưng việc sản xuất đại trà loại robot cho toàn quốc vẫn cần tới nguồn đầu tư và hỗ trợ từ chính phủ.
Hiện tại, AutoVacc nguyên mẫu có giá bán 2,5 triệu baht (khoảng 76.000 USD), trong đó đã bao gồm các phụ kiện khác như ống tiêm.
Ngoài ra, nóm nghiên cứu cũng đang có kế hoạch chế tạo những chiếc máy tương tự để sử dụng với vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.