Các loại thuốc, loại máy bệnh nhân Covid-19 nên có tại nhà
Các loại thuốc, loại máy bệnh nhân Covid-19 nên có tại nhà
Các loại máy bệnh nhân Covid-19 nên có tại nhà
Máy đo huyết áp, nhịp tim
Theo các chuyên gia Y tế, nhiễm COVID-19 làm tăng nặng tình trạng rối loạn nhịp tim. Những biến chứng trên xảy ra có thể do virus SARS-CoV-2 ức chế hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Từ đó làm giảm nồng độ oxy trong máu và gây rối loạn nhịp tim.
Sự xuất hiện của virus “lạ” trong cơ thể cũng kích thích các phản ứng miễn dịch tạo ra các báo động giả, kích hoạt hoạt động của thần kinh tự chủ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.Thống kê cho thấy COVID-19 sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh tim mạch gấp 10 lần so với người không có tiền sử tim mạch. Do vậy máy đo huyết áp, nhịp tim là thiết bị y tế cần có trong gia đình.
Máy đo nồng độ oxy trong máu
Nếu tất cả các phân tử hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy là 100%, chứng tỏ cơ thể đang thực hiện việc phân phối oxy rất tốt. Khi nồng độ oxy trong máu của một người thấp hơn mức quy định, có thể đó là dấu hiệu của việc giảm oxy trong máu, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển oxy đến các cơ quan.
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn như sau:
Từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
Từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
Từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
Dưới 92% (khi không được thở oxy hoặc dưới 95% khi có được thở oxy): Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
Dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Khi nồng độ oxy trong máu của một người thấp hơn mức quy định, có thể đó là dấu hiệu của việc giảm oxy trong máu, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển oxy đến các cơ quan.
Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu như: nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp. Khi bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não... sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên và nguy hiểm. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp.
Lưu ý độ chính xác của thiết bị đo SpO2 nên được cộng trừ 2% hoặc đo ba lần để lấy trung bình. Hiện nay có một số ứng dụng cho phép đo chỉ số SpO2 nếu quý vị không có điều kiện mua máy: Careplix Vitals là một trong những ứng dụng hỗ trợ đo chỉ số SpO2 bằng smartphone, ứng dụng có cả hai phiên bản android lẫn iOS. Với những người đang dùng iOS có thể tải Carelix Vitals từ kho ứng dụng Appstore download về, đăng ký và đăng nhập là có thê dùng được
Chúng tôi đã test thử thấy cũng khá chính xác tuy nhiên do vẫn ngôn ngữ tiếng anh và kết quả này không được sử dụng để đưa ra các chẩn đoán bệnh lý nếu không có tư vấn của Bác sỹ.
Hiện nay có một số đồng hồ thông minh cũng được trang bị tính năng này, quý vị có thể theo dõi SpO2 liên tục ngay cả khi ngủ, độ chính xác cũng khá cao như Apple watch
Máy đo đường huyết đối với bệnh nhân bị tiểu đường
Cho đến nay không có số liệu nào cho thấy người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm virus Covid-19 hơn người bình thường. Nhưng khi bị nhiễm virus, người bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng nặng hơn, biến chứng nặng hơn và dễ tử vong hơn so với người bình thường.
Một nghiên cứu trên 44.672 bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc công bố tháng 2/2020 cho thấy tỷ lệ tử vong chung là 2,3% (1023/44 672), nhưng tỷ lệ tử vong ở những người có đái tháo đường là 7,3% (tăng gấp 3,2 lần), ở những người có bệnh tim mạch là 10,5% (tăng gấp 4,6 lần).
Bình oxy hoặc dụng cụ tạo oxy
Hạ nồng độ oxy trong máu là 1 dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân COVID-19, tình trạng này rất nguy hiểm đến tính mạng.
COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp, đó là lý do tại sao virus phá vỡ các chức năng bình thường của hệ hô hấp và có thể gây ra mức oxy trong máu thấp. Khi nồng độ oxy trong cơ thể cạn kiệt do nhiễm corona virus, các tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy để thực hiện các chức năng bình thường. Do nồng độ oxy tiếp tục duy trì ở mức thấp, các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể bắt đầu suy yếu. Chúng ta cần lập tức cung cấp đầy đủ oxy bằng bình oxy hoặc máy tạo oxy giúp cơ thể đạt được ngưỡng oxy trong máu như trên.
Cặp nhiệt độ
Cặp nhiệt độ là một trong những dụng cụ quan trọng người mắc COVID-19 nên có tại nhà. Nhằm biết chính xác người mắc COVID-19 đang bị sốt hay không, nhiệt độ cơ thể là bao nhiêu để từ đó quyết định xem có nên uống thuốc, bù điện giải cho cơ thể hay không.
Những người mắc COVID-19 có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế số, nhiệt kế hồng ngoại để do nhiệt độ của cơ thể.
Các loại thuốc cần có ở nhà
1. Thuốc đau nhức đầu Acetaminophen (Paracetamon)
2. Thuốc đau nhức hạ sốt họ NSAID
3. Thuốc dị ứng
4. Thuốc đau bao tử (dạ dày)
5. Thuốc tiêu chảy
6. Thuốc táo bón
7. Thuốc ngủ
8. Thuốc bôi ngứa ngoài da
9. Thuốc ho, tan đờm, và nghẹt mũi
10. Thuốc nhỏ mắt và nhỏ lỗ tai
11. Các loại vitamin, quan trọng nhất là vitamin C. Vitamin D liều thấp thường là 2000-3000IU/ngày. Không sử dụng liều cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Chúng ta chỉ cần liều hỗ trợ
12. Nước súc họng
Lưu ý sử dụng thuốc
Những thuốc trên tuy có thể mua không cần toa bác sĩ nhưng vẫn có thể có tác dụng phụ nguy hiểm khi uống quá liều hay uống liên tục lâu dài. Ngoài ra những loại thuốc này có thể tương tác với các loại thuốc quý vị đang uống, ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng tác dụng phụ nguy hiểm.
Cách tốt nhất là quý vị chỉ nên uống các loại thuốc trên trong thời gian ngắn như 2-3 ngày. Nếu tình trạng bệnh không giảm thì nên được sự tư vấn củabác sĩ. Dĩ nhiên, nếu quý vị có những triệu chứng nguy hiểm hơn nên được cấp cứu ngay lập tức.
Không sử dụng kháng sinh khi điều trị COVID 19 do thuốc không có tác dụng đối với virus.
Thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc Dexamethasone, người lớn dùng 6mg/lần/ngày; trẻ em dùng 0,15mg/kg/ngày (tối đa 6mg/ngày), uống sau khi ăn, tốt nhất nên uống vào buổi sáng.
Trong trường hợp không có sẵn thuốc Dexamethasone, có thể sử dụng các thuốc: Prednisoline. Với thuốc này nên uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng), người lớn uống 40mg/lần/ngày; trẻ em uống 1mg/kg/ngày và uống tối đa 40mg/ngày.
- Methylprednisolone theo liều lượng: người lớn 16mg/lần và uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Đối với trẻ em, uống 0,8mg/kg/lần và uống 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Người bệnh nên uống sau khi ăn, vào buổi sáng và buổi tối.
Với những F0 đau dạ dày cần uống kèm uống thuốc dạ dày. Nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 07 ngày.
Chỉ sử dụng thuốc kháng viêm khi có hướng dẫn của nhân viên y tế.
Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống: người có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở hoặc nhịp thở > 20 lần/phút hoặc SpO2 < 95%) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh mạn tính như: cao huyết áp, đái tháo đường,… thì vẫn có thể uống thuốc bình thường. Khi hết thuốc cần liên hệ với Bác sĩ điều trị để được tư vấn.
- Tủ thuốc gia đình nên có số điện thoại bác sĩ, các hướng dẫn sử dụng thuốc, cách xa tầm với của trẻ em.
Lưu ý:
Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp quý vị nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn
Tinh thần chiến đấu tốt sẽ giúp quý vị ‘vực dậy’ được cơ thể
Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp quá vị luân chuyển khí huyết, nâng cao thể trạng
Ngủ đủ và ngủ đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe dần. Lưu ý kê cao đầu khoản 45 độ hoặc ít nhất là 30 độ sẽ khiến quý vị đỡ mệt hơn, tránh ảnh hưởng đến tim.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Thuốc Molnupiravir đưa vào điều trị bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà
+ Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên
+ Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà
+ Các bước lắp đặt, sử dụng bình oxy tại nhà đúng cách, cách thở
+ Cách lắp đặt, sử dụng bình oxy, máy tạo oxy, ưu nhược điểm của từng loại
Suckhoecuocsong.vn (Theo Yhocvn.net)
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.