Các bước lắp đặt, sử dụng bình oxy tại nhà đúng cách, cách thở
Các bước lắp đặt, sử dụng bình oxy tại nhà đúng cách, cách thở
Một số thông tin về bình oxy
Bình oxy có hai loại: Oxy sẽ được nén trong các loại bình 2 lít, 5 lít, 8 lít, 40 lít ở áp suất quy định
Các loại vỏ chứa khí oxy y tế phải được kiểm định độ an toàn 5 năm một lần, thời hạn kiểm định thường được in ngay lên vỏ bình. Oxy trong bình là oxy khô
Với bình 8 lít tương đương khoảng 8kg sử dụng trung bình từ 4-6 tiếng
Bộ thở oxy bao gồm:
- Bình oxy
- Một van điều áp gồm ba bộ phận đồng hồ đo lượng oxy, bộ phận làm ẩm, cột đo lượng oxy (lít/phút)
Vị trí đặt bình oxy
Nên đặt bình oxy y tế ở đầu giường bệnh nhân, có thể kê sát tường nơi không có ai qua lại.
Nơi đặt bình Oxy cần thoáng khí và không gần các thiết bị tỏa nhiệt như bếp gas, lò nướng, máy sưởi, giấy, các vật dễ cháy... gần bình oxy.
Cách lắp đặt bình oxy:
Bước 1: Láp bộ van điều áp vào bình oxy qua một vít nối duy nhất và xoáy chặt vít theo chiều kim đồng hồ bằng cà lê. Không động đến các vít khác trên bộ van tránh làm hở.
Bước 2: Đổ nước sạch hoặc nước cất vào bộ phận làm ẩm (xoáy mở ra). Lưu ý không đổ nước quá vạch max và không đổ dưới vạch min. Mục đích của việc này là làm ẩm oxy trước khi đến đường hô hấp của người bệnh.
Bước 3: Xoay trái để mở bình oxy để kiểm tra bình đã hoạt động chưa. Nếu kim nâng lên vạch xanh có nghĩa là bình đã hoạt động
Bước 4: Xoáy van đóng lại để kiểm tra các mối nối đã kín chưa: Nếu kim đồng hồ không trôi tuột xuống quá vạch đỏ có nghĩa là các vít đã chặt chúng ta không cần vặn lại các vít nữa
Bước 5: Xoay van tại cột có chỉ số lít/phút theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bình thường bệnh nhân có thể thở từ 1-3 lít/phút. Tuy nhiên cũng có thể có chỉ định đến 4-5 lít/phút. Không nên cao hơn 5 lít/phút vì chỉ làm tốn oxy, gây khó chịu cho người thở.
Bước 6: Cắm gọng mũi. Một đầu cắm vào bình oxy. Một đầu nhẹ nhàng cho tới khi điểm đánh dấu chạm vào bờ lỗ mũi của người bệnh. Hai đầu đã rất rõ ràng không sợ cắm nhầm.
Lưu ý:
- Bạn có thể kiểm tra bộ dây thở bằng cách cho đầu mũi vào cốc nước, nếu thấy xủi bọt là dây hoạt động bình thường và oxy ra tốt.
- Thường xuyên Kiểm tra, điều chỉnh lại lưu lượng theo đúng chỉ định.
- Trong trường hợp bệnh nhân thở bằng mask thì sau 1 - 2 giờ thở oxy cần tháo mặt nạ ra, lau khô mask và lau mặt cho bệnh nhân. Nếu thấy mặt nạ có nhiều hơi nước cần tháo ra lau khô ngay.
Các bước đóng bình oxy khi không sử dụng nữa hoặc thay bình mới khi hết
- Thay bình mới
Bước 1: Đóng van trên bình oxy
Bước 2: Theo dõi kim đồng hồ khi nào vạch về 0 là bình đã được đóng
Bước 3: Tháo vít nói giữa bộ van điều áp và bình oxy bằng cà lê và thay sang bình mới
- Nếu dùng tiếp
Quý vị lại mở van theo dõi kinh đồng hồ và thực hiện từ bước 5 như hướng dẫn ở trên
Chỉ định dùng oxy để thở khi:
- Khi bệnh nhân cảm thấy khó thở
- Khi bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp nặng có suy hô hấp, thiếu ô xy máu, sốc để đạt đích SpO2 > 94%. Cần được thở oxy ngay
- Ở người lớn nếu có các dấu hiệu cấp cứu (gắng sức nặng, rút lõm lồng ngực, tím tái, giảm thông khí phổi) cần làm thông thoáng đường thở và cho thở ôxy ngay để đạt đích SpO2 ≥ 94% trong quá trình hồi sức.
Cho thở ô xy qua gọng mũi (1-4 lít/phút), hoặc mask thông thường, hoặc mask có túi dự trữ, với lưu lượng ban đầu là 5 lít/phút và tăng lên tới 10-15 lít/phút nếu cần. Khi bệnh nhân ổn định hơn, điều chỉnh để đạt đích SpO2 ≥ 90% cho người lớn, và SpO2 ≥ 92-95% cho phụ nữ mang thai.
- Với trẻ em, nếu trẻ có các dấu hiệu cấp cứu như khó thở nặng, tím tái, sốc, hôn mê, co giật.., cần cung cấp oxy trong quá trình cấp cứu để đạt đích SpO2 ≥ 94%. Khi tình trạng trẻ ổn định, điều chỉnh để đạt đích SpO2 ≥ 96%.
- Theo dõi sát tình trạng người bệnh để phát hiện các dấu hiệu nặng, thất bại với liệu pháp thở oxy để có can thiệp kịp thời.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc F0 cách ly tại nhà theo Sở Y tế TP. HCM
+ Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng nhà cửa khi nhà có người mắc Covid-19
+ Tại sao không nên tiêm vắc xin Covid-19 mũi thứ hai quá sớm
+ Điều trị Covid 19 theo mức độ, nguyên tắc điều trị
+ Dấu hiệu bệnh nhân covid-19 nặng, phân loại xử trí, cần cấp cứu
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.