Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

8/29/2021 5:16:00 PM
Các loại thuốc cần có hỗ trợ, điều trị bệnh nhân covid -19 F0 tại nhà. 

 

Các thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 F0 tại nhà, thuốc được FDA phê duyệt?

Hiện nay đã có vắc-xin để bảo vệ chống lại loại virus Sar-CoV-2 mới. Các nhà nghiên cứu cũng đang gấp rút nghiên cứu để tạo ra nhiều phương pháp mới trong điều trị bệnh COVID-19.

Bệnh có nhiều khả năng gây nên các triệu chứng nặng ở người lớn tuổi, những người có bệnh nền, gần đây cũng đã bắt đầu xuất hiện ở những lứa tuổi trẻ. Hầu hết những người mắc COVID-19 đều trải qua các triệu chứng: sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, nuốt vướng, mất khứu giác hoặc vị giác.

Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

- Ớn lạnh, choáng

- Đau đầu

- Viêm họng

- Đau nhức cơ bắp

- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

- Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng tiêu hóa khác

- Ngón tay hoặc ngón chân đổi màu

- Mắt hồng

Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

Các thuốc thiết yếu cần có để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà bao gồm:

1. Thuốc Paracetamol giảm đau hạ sốt, chữa nhức đầu

Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Paracetamol thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, hạ sốt...

Trường hợp hạ sốt hoặc giảm đau cho người lớn:

Liều chung: 325 - 650mg/ liều cách 4-6 giờ hoặc 1.000mg cách 6-8 giờ bằng đường uống hoặc đặt hậu môn.

Nếu sử dụng viên nén Paracetamol 500mg: 1–2 viên/liều uống cách nhau 4-6 giờ.

Trường hợp hạ sốt và giảm đau cho trẻ nhỏ:

Liều 10-15 mg/kg/ liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết (tối đa 5 liều trong 24 giờ).

Ví dụ: Trẻ em cân nặng 10 kg có thể dùng liều từ 100 mg – 150 mg/lần.

Có 2 dạng uống và dạng đặt hậu môn

2. Thuốc giảm đau hạ sốt không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm hoặc hạ sốt mà không cần phải có đơn kê của bác sĩ. Khi sử dụng một thuốc nhóm NSAID với mục đích giảm đau hay chống viêm, thời gian tự điều trị thường không nên kéo dài quá 10 ngày. Liều dùng của thuốc cần được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi, cân nặng và chức năng gan thận. Nguyên tắc sử dụng thuốc NSAID là dùng thuốc ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể.

Liều dùng tùy theo loại thuốc như Ibuprofen là 200mg hay 400mg trong khi Naproxen là 500mg hay Aspirin là 81mg. Uống tối đa 2-3 viên mỗi ngày và ngưng ngay nếu có những triệu chứng như đau dạ dày hay buồn nôn. Nên uống sau khi ăn no.

Lưu ý: Sử dụng thuốc nhóm NSAID có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, như loét hoặc thủng dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa.

3. Thuốc chống dị ứng

Gồm Diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec), hay Fexofenadine (Allegra)

Lưu ý: Thận trọng khi uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, không nên lái xe khi uống. Liều dùng thường từ 2-3 viên Benadryl mỗi ngày hoặc 1-2 viên Claritin.

Lưu ý: Tất cả các thuốc này đều có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu dạ dày.

4. Các thuốc kháng viêm và kháng đông máu dạng uống trong tình huống có chỉ định.

Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống: người có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở hoặc nhịp thở > 20 lần/phút hoặc SpO2 < 95%) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng các loại thuốc sau:

- Thuốc Dexamethasone, người lớn dùng 6mg/lần/ngày; trẻ em dùng 0,15mg/kg/ngày (tối đa 6mg/ngày), uống sau khi ăn, tốt nhất nên uống vào buổi sáng sau khi ăn. Thời gian sử dụng: tối thiểu tới 7-10 ngày

Trong trường hợp không có sẵn thuốc Dexamethasone, có thể sử dụng các thuốc: Prednisoline. Với thuốc này nên uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng), người lớn uống 40mg/lần/ngày; trẻ em uống 1mg/kg/ngày và uống tối đa 40mg/ngày, 1 lần/ngày

- Methylprednisolone theo liều lượng: người lớn 16mg/lần và uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Đối với trẻ em, uống 0,8mg/kg/lần và uống 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ (tối đa 32 mg/ngày). Người bệnh nên uống sau khi ăn, vào buổi sáng và buổi tối.

Cần theo dõi sát glucose máu và các tác dụng bất lợi khác của thuốc trong thời gian sử dụng corticosteroid và có các biện pháp xử lý phù hợp.

Những trường hợp COVID-19 có bệnh nền đang điều trị bằng corticosteroid cần tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticosteroid toàn thân

Loại corticosteroid, liều lượng, và cách sử dụng duy trì theo tình trạng bệnh nền đã có

5. Thuốc chữa đau dạ dày

- Thuốc nhẹ hơn để chữa đau dạ dày là thuốc giảm acid nhóm kháng histamine H2 Famotidine. Loại này có thể uống lâu hơn 2 tuần do loại ít có tác dụng phụ hơn Omeprazole. Famotidine cũng có thể uống trong trường hợp mang thai. Famotidine không nên uống kèm với rượu vì tác dụng phụ nhức đầu hay chóng mặt tăng cao. Thuốc nhóm kháng histamine H2 uống vào 1-2 giờ sau mới có tác dụng.

- Thuốc trung hòa acid (Calcium Carbonate/Magnesium Hydroxide) là loại uống vào để trung hòa acid, nên có hiệu quả tức thì trong vòng 30 phút.

- Nếu bị đau dạ dày thì nên dùng 1 viêm nhai Calcium Carbonate, sau đó uống kèm Famotidine/PPI để giảm hẳn cơn đau. Lưu ý là các loại thuốc giảm acid/kháng acid đều có thể có tác dụng phụ như chóng mặt nhẹ.

6. Thuốc chữa tiêu chảy: men tiêu hóa, làm đặc phân

7. Thuốc chống táo bón: mềm phân, loãng phân

8. Thuốc ngủ: Melatonin, Valerian, Benadryl, Rotunda, Seduxen

9. Thuốc bôi ngứa ngoài da khi có mẩn ngứa: giảm đau Hydrocortisone 1%, kem Benadryl, và kem Calamine, phenargan

10. Thuốc ho, tan đờm, và chữa nghẹt mũi: Dextromethorphan, Fluticasone/ Oxymetazoline xịt, hay Pseudoephedrine

11. Thuốc nhỏ mắt và nhỏ lỗ tai

12. Các loại Vitamin

Bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C nhằm nâng cao sức đề kháng

13. Bổ sung Oresol

Để hạn chế việc mất nước. Người bệnh cần bổ sung Oresol đúng cách. Pha 01 gói Oresol loại với 200ml nước và uống hết một lần. Lưu ý phải pha đúng liều lượng.

14. Nước súc họng

15. Bổ sung oxy trong các trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và những người khó thở do COVID-19 có thể cần máy thở.

Các loại thuốc điều trị COVID-19 đã được FDA, EUA phê duyệt

1. Remdesivir (Veklury) là một loại thuốc kháng vi-rút phổ rộng ban đầu được thiết kế để nhắm mục tiêu diệt virus Ebola. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Remdesivir có hiệu quả tương đối trong việc chống lại SAR-CoV-2 trong các tế bào bị cô lập. Vào tháng 10 năm 2020, Remdesivir trở thành loại thuốc đầu tiên được phê duyệt bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) để điều trị bệnh COVID-19.

Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

Remdesivir được sử dụng như một liệu pháp ngoại trú, dành cho những người mắc bệnh mức độ vừa. Mục đích là giúp giảm nguy cơ nhập viện.

2. Molnupiravir thuốc diệt virus SAR-CoV-2 cho người F0 có triệu chứng nhẹ. Một gói thuốc gồm 20 viên hàm lượng 400mg, dùng trong 5 ngày điều trị theo hướng dẫn của CDC Tp Hồ Chí Minh ngày 27/08/2021.

Molnupiravir dùng với người có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính (RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên), độ tuổi từ 18 - 65 và đồng ý tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir, có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ.

Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

Người F0 có triệu chứng nhẹ gồm các triệu chứng như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời và không có các dấu hiệu viêm phổi hoặc thiếu oxy

Suckhoecuocsong.vn (Theo Yhocvn.net)

Các tin khác