Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên
Khi bị nhiễm Covid-19, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm cảm giác muốn ăn, ăn không ngon miệng. Do vậy việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh thiếu hụt dẫn tới suy dinh dưỡng, kiệt sức là việc rất quan trọng. Suy dinh dưỡng làm suy giảm khả năng miễn dịch khiến bệnh trở nặng, tăng nguy cơ bội nhiễm, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.
Theo hướng dẫn dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, cần hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, mặn dù người bệnh mất vị giác vị giác nên rất muốn có các vị giác này để có thể ăn được. Không kiêng khem thực phẩm nếu không dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ...
Những loại thực phẩm nên được tiêu thụ để hỗ trợ hệ thống miễn dịch?
Hệ thống miễn dịch đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều chất dinh dưỡng. Nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm để có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau, trái cây, các loại hạt và thực phẩm nguồn động vật. Không có một loại thực phẩm nào có thể ngăn bạn nhiễm COVID-19. Để biết thêm thông tin về một chế độ ăn uống lành mạnh, hãy xem tờ thông tin về Chế độ ăn uống lành mạnh .
Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho F0 mức độ nhẹ và không có triệu chứng:
Lựa chọn các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm bao gồm đạm, ngũ cốc, trái cây, trứng để duy trì thể trạng, thể chất.
Để dinh dưỡng đầy đủ, cân đối dinh dưỡng bệnh nhân COVID-19 cần các nhóm thực phẩm:
+ Nhóm tinh bột
+ Nhóm sữa và chế phẩm sữa
+ Nhóm dầu mỡ
+ Nhóm rau củ
+ Nhóm thịt cá
+ Nhóm trứng
+ Nhóm các loại hạt
+ Nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm.
- Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...
- Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.
- Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.
- Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.
Chế độ ăn cho bệnh nhân Covid-19: nên và không nên
Không nên
Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính (có thể chia nhỏ) nhưng tăng cường thêm các bữa phụ; Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt; Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ; Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.
Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia; Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng; Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm; Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Tránh thức ăn gây cảm giác buồn nôn và nôn
Nên
Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.
Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm).
Khuyến khích cho trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ trên 2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày, đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).
Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.
Chọn các món ăn trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao. Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.
Bổ sung các vitamin khoáng chất
Các vi chất dinh dưỡng rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyến khích các vitamin khoáng chất nên đến từ một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đa dạng các nhóm, lành mạnh, phù hợp với thể trạng người bệnh.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chế độ dinh dưỡng phục hồi cho bệnh nhân Covid-19
+ Tăng cường hệ miễn dịch trong đại dịch covid-19 và những lưu ý khi phục hồi
+ Nên ăn gì đề tăng cường miễn dịch, phòng ngừa virus corona
+ Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang suy yếu dễ bị vi khuẩn, virus tấn công
+ Thuốc Molnupiravir đưa vào điều trị bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Các bài thuốc chữa đau đầu cực hay từ ngải cứu
Ngải cứu không chỉ được trị mụn, chữa đau xương khớp, làm đẹp da mà ngải cứu còn được đặc trị các hội chứng đau đầu thường gặp. -
Các bài thuốc hay từ cây ngải cứu
Ngải cứu trong Đông y có vị đắng, tính ấm nên từ lâu được nhiều người sử dụng để điều trị đau bụng kinh, suy nhược cơ thể, kén ăn, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh… -
Lạm dụng lá ngải cứu gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, trừ cảm, làm đẹp da,… nhưng nếu lạm dụng lá ngải cứu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào? -
Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
Uống nước ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhưng có nên uống nước ngải cứu thường xuyên, nên uống như thế nào để ngải cứu phát huy hiệu quả cho sức khỏe. -
5 loại thực phẩm cực tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon
Những loại thực phẩm dưới đây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn, cải thiện nâng cao chất lượng giấc ngủ mà lại còn dễ kiếm, giá thành không quá cao. -
Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu khô không chỉ có tác dụng trừ cảm lạnh, đẹp da mà còn vô vàn tác dụng mang lại cho sức khỏe. -
Những loại thực phẩm chứa đầy độc tố tuyệt đối không nên ăn
Những loại thực phẩm, rau quả dưới đây tuyệt đối không an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe không nên ăn. -
Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
Lượng khí CO sinh ra lớn trong các vụ hỏa hoạn khiến nhiều người gặp tình trạng ngộ độc khí CO từ đó nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
Hồi phục sức khỏe sau khi ngạt khí do hỏa hoạn như thế nào?
Các biện pháp hồi phục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe do ngạt khí, khói bụi do hỏa hoạn gây nên được nhiều người quan tâm. Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý,... giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn hỏa hoạn. -
Có nên ăn đậu phụ sống hay không?
Đậu phụ sống chưa qua chế biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, tươi mát khác biệt so với đậu phụ được chế biến trên nhiệt độ cao. Nhưng liệu ăn đậu phụ sống có được hay không, nên ăn đậu phụ sống như nào để an toàn cho sức khỏe.