Thực phẩm chứa nhiều đường gây ảnh hưởng cho hệ vi sinh đường ruột như thế nào
Thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ gây các bệnh béo phì, bệnh tiểu đường mà còn là yếu tố gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Thực phẩm chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra các vấn đề về đường ruột. Bởi trong hệ vi sinh vật trong đường ruột của chúng ta là một cộng đồng vi khuẩn phức tạp và rộng lớn, bao gồm vi khuẩn, vi rút, vi khuẩn cổ điển, nấm và động vật nguyên sinh. Ước tính sơ bộ cho thấy rằng ruột của con người có thể chứa tới 1.000 loài vi khuẩn và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), có tới 85% là các vi sinh vật có lợi và 15% là các vi sinh vật có hại.
Khi tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, chứa chất làm ngọt nhân tạo như bánh rán, bánh nướng xốp đóng gói, bánh quy, bánh ngọt,... tạo ra nhiều hại khuẩn và làm giảm mức độ lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta. Môi trường chứa nhiều đường khiến vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở, giảm vi khuẩn có lợi, thậm chí đường còn liên quan đến tình trạng viêm, kích ứng đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, trong hệ vi sinh đường ruột có nhiều loài vi khuẩn khác nhau, có 4 họ vi khuẩn chủ yếu gồm: Firmicutes , Bacteroidetes , Proteobacteria và Actinobacteria. Khi lượng đường chúng ta tiêu thụ quá nhiều, sẽ làm thay đổi tỷ lệ vi khuẩn Proteobacteria và Bacteroides
Điều này xảy ra khi lượng đường dư thừa không được hấp thụ ở ruột non, được tiêu thụ bởi vi khuẩn họ Proteobacteria sử dụng carbohydrate đơn giản, do đó làm tăng số lượng của chúng với vi khuẩn họ Bacteroides. Trong khi đó vi khuẩn họ Bacteroides đóng nhiệm vụ phá vỡ carbohydrate phức tạp. Từ đó gây sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo, thực phẩm chứa nhiều đường có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA). SCFA là chất chuyển hóa được tạo ra khi hệ vi sinh vật phân hủy chất xơ không tiêu hóa được tìm thấy trong thực phẩm như trái cây, rau và các loại đậu.
SCFA giúp hỗ trợ tính toàn vẹn của hàng rào ruột, cho phép các chất dinh dưỡng thiết yếu đi qua và cảm nhận miễn dịch xảy ra đồng thời hạn chế các phân tử và vi khuẩn gây bệnh. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó khiến khả năng duy trì hàng rào ruột của ruột sẽ bị ảnh hưởng, chức năng miễn dịch, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ bị giảm sút.
Tiêu thụ quá nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo còn ảnh hưởng đến niêm mạc ruột. Niêm mạc ruột có vai trò cho phép các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thu, ngăn chặn các mầm bệnh, vi khuẩn, virus phát triển. Lớp chất nhầy bên ngoài niêm mạc ruột là là “tuyến phòng thủ đầu tiên” chống lại mầm bệnh và vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều đường sẽ kích thích sự gia tăng của các loại vi khuẩn phân hủy chất nhầy. Lớp chất nhầy ở niêm mạc ruột nhầy ngày càng bị ảnh hưởng bởi sự xói mòn, “một số lượng lớn vi khuẩn sẽ tiếp cận các tế bào biểu mô từ đó gây tình trạng viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa, bệnh viêm ruột (IBD).
Ngoài ra, khi tiêu thụ quá nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo còn khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như:
+ Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây ra tình trạng glucozo trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi
+ Càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao thì nguy cơ trở nên béo phì, phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim ngày càng cao, thậm chí có thể mắc một số loại ung thư.
+ Tiêu thụ quá nhiều đường còn giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cơ thể từ đó giảm sức đề kháng, chức năng miễn dịch nên cơ thể dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, Covid-19, bệnh nhiễm trùng,…
+ Gây thiếu chất crôm do ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế
+ Tiêu thụ quá nhiều đường còn đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
+ Tiêu thụ quá nhiều đường gây ngăn cản sự hấp thu của một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt
+ Lượng đường trong máu cao có thể kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội, lo âu, trầm cảm, lo lắng, bồn chồn
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Top các loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ tiêu hóa, vi sinh vật đường ruột
Mẹo cải thiện hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài
Các yếu tố gây mất cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột
Tại sao thức ăn nhanh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Trục não – ruột, tác động của hệ vi sinh đường ruột với bệnh đường tiêu hóa
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.