Mẹo cải thiện hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài
Sự dụng kháng sinh kéo dài để điều trị bệnh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó gây các vấn đề về tiêu hóa. Để cân bằng hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài hãy áp dụng các biện pháp vô cùng đơn giản, hiệu quả dưới đây.
Thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng nhưng sử dụng thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng: tổn thương gan, dễ gây tình trạng kháng thuốc, bệnh tiêu chảy, dị ứng, ngộ độc thuốc, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài không chỉ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt các vi khuẩn, lợi khuẩn khỏe mạnh, thay đổi số lượng, loại vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột. Để cân bằng hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh chúng ta nên:
Uống men vi sinh trong và sau khi điều trị
Uống kháng sinh kéo dài làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột dẫn đến các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, viêm ruột, IBS, vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non, loạn khuẩn. Do vậy để cân bằng hệ vi sinh đường ruột chúng ta nên uống men vi sinh trong, sau quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh.
Uống kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ em. Giải pháp được đưa ra cho trẻ là sử dụng men vi sinh hoặc vi khuẩn sống lành mạnh.
Bổ sung men vi sinh có thể giúp bù đắp lại những lợi khuẩn đã bị kháng sinh tiêu diệt, từ đó giúp giảm bớt những tác dụng phụ ở đường tiêu hóa bằng cách tăng cường số lượng lợi khuẩn, thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, nếu uống men vi sinh nên lựa chọn loại có chứa hỗn hợp các các loại men vi sinh khác nhau, thay vì chỉ chứa một loại men vi sinh.
Ăn thực phẩm lên men
Một số thực phẩm lên men giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho đường ruột sau khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Lên men là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm, tạo nhiều món ăn ngon, có lợi cho sức khỏe, hệ tiêu hóa, tạo được nhiều vi khuẩn có lợi,…
Vi sinh vật có lợi hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách xử lý các chất gây độc hại trong đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm, hỗ trợ tiêu hóa và hoạt động với hệ thống miễn dịch để chống lại các vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể.Lactobacilli giúp khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột về trạng thái khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh
Những loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ vi sinh đường ruột như: kim chi, dưa cải, sữa chua,…
Kim chi
Kim chi là một loại bắp cải muối, lên men kết hợp các thành phần như ớt, gừng, hành và tỏi. Kimchi rất giàu Lactobacillus, đây là một loại vi khuẩn sinh học đã được chứng minh là giúp giảm viêm và cải thiện tiêu hóa hiệu quả, tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột khi tiêu thụ với liều lượng phù hợp.
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều probiotic, có thể giúp giảm huyết áp, nhất là ở những người bị huyết áp cao.
Nấm sữa kefir
Kefir là một sản phẩm sữa lên men, chứa ít lactose hơn sữa khi ăn thường xuyên sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, giảm viêm, tăng cường sức khỏe của xương.
Đậu nành lên men tempeh
Đậu nành lên men tempeh sở hữu hàm lượng probiotic dồi dào khi được tiêu thụ thường xuyên sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.
Đậu nành lên men natto
Natto là một sản phẩm đậu tương lên men có hàm lượng chất xơ cao và còn chứa một chủng vi khuẩn sinh học có tên là Bacillus subtilis vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa. Nguồn nguyên liệu chính được làm từ đậu nành nên nó cũng cung cấp protein, chất xơ và chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể.
Trà kombucha
Kombucha là một loại trà lên men được làm bằng cách lên men trà đen hoặc xanh với vi khuẩn và nấm men. Trà Kombucha có một chút bọt sủi, đó là do khí được tạo ra khi vi khuẩn lên men đường được thêm vào trà. Ngoài ra còn có một chút hương của rượu được tạo ra như một sản phẩm phụ.
Dưa chua và rau ngâm
Dưa chuột muối cổ điển hay củ cải muối, măng tây ngâm, đậu xanh ngâm, cà rốt ngâm, súp lơ ngâm được biết đến là nguồn cung cấp lợi khuẩn tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ từ các loại rau củ, trái cây có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột như: quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, giữ nước khối thực phẩm khi di chuyển, tăng khả năng lên men của vi khuẩn ở ruột già, đồng thời ngăn cản sự hấp thu các độc chất có trong thức ăn,… Chất xơ có thể được tiêu hóa bởi vi khuẩn đường ruột, giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, giúp phục hồi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một đợt điều trị bằng kháng sinh. Do vậy nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: quả hạch, hạt mầm, đậu lăng, cháo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, quả mọng, bông cải xanh, đậu Hà Lan, chuối, Atiso, các loại rau xanh lá,…
Bổ sung thực phẩm Prebiotic
Bổ sung thực phẩm giàu prebiotic giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Prebiotic là loại thực phẩm giúp nuôi sống các vi khuẩn có lợi trong ruột như các thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ được tiêu hóa và lên men bởi các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, từ đó giúp nuôi sống các vi khuẩn có lợi. Một số các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn, ca cao, rau bồ công anh, hạt lanh, tỏi, các loại rau xanh, tỏi tây, yến mạch, hành, cà chua, đậu nành, lúa mì, khoai sâm,…Do đó, ăn thực phẩm prebiotic sau khi dùng kháng sinh có thể giúp tăng lượng vi khuẩn đường ruột có lợi đã bị giảm đi do kháng sinh kéo dài.
Tránh một số thực phẩm làm giảm hiệu quả kháng sinh
Để tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột cũng nên tránh một số thực phẩm làm giảm hiệu quả kháng sinh như nước ép bưởi. Bởi Nước ép bưởi uống cùng kháng sinh làm cơ thể hấp thụ kháng sinh không đúng cách, gây hại cho sức khỏe.
Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều trái cây, rau củ giàu chất xơ, vitamin, kali, magie, sắt, đồng, photpho cùng nhiều khoáng chất khác để giúp tạo ra hệ vi sinh vật đa dạng hơn, tạo nhiều vi sinh vật có lợi, giảm vi sinh vật có hại trong đường ruột. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm hun khói, đồ ăn sẵn bởi các loại thực phẩm này không có lợi cho hệ vi sinh đường ruột.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Top các loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ tiêu hóa, vi sinh vật đường ruột
Cách giảm căng thẳng, stress tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
Cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột để có giấc ngủ tự nhiên
Hệ vi sinh đường ruột: vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh tiêu chảy (phần 2)
Vi khuẩn hệ vi sinh vật đường ruột: gây nhiễm trùng, tiêu chảy
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Bật mí top 5 loại đồ uống rất tốt cho người bị cao huyết áp
Tăng huyết áp hay huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để kiểm soát tốt huyết áp, tăng cường sức khỏe người bị cao huyết áp hãy thường xuyên uống các loại đồ uống bổ dưỡng dưới đây. -
Những thói quen ăn uống gây đau khớp cần tránh
Đau khớp gây ảnh hưởng đến quá trình vận động của các khớp trên cơ thể. Nếu vẫn duy trì những thói quen ăn uống dưới đây sẽ khiến những cơn đau nhức trở nên kéo dài, nghiêm trọng hơn. -
Cách hạ nhiệt cơ thể gây hại cho sức khỏe
Nắng nóng trong mùa hè khiến nhiều người tìm đến nhiều cách hạ nhiệt để giúp cơ thể thoải mái hơn nhưng nếu duy trì những cách hạ nhiệt dưới đây trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng do hạ nhiệt sai cách. -
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt mũi nguy hiểm như nào
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh được lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cần bỏ ngay. -
Những loại rau giảm nóng gan, đào thải độc tố hiệu quả
Muốn gan khỏe mạnh, giảm nóng gan, đào thải độc tố trong mùa hè nắng nóng nên ăn thường xuyên những loại rau dưới đây. -
Top các thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành thủ phạm thầm lặng gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biết đúng cách. -
Top 5 món canh rất tốt cho gan nên ăn
Những món canh dân dã nhưng khi ăn giúp giảm tình trạng nóng trong, giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố, rất tốt cho gan nên ăn thường xuyên. -
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tiết kiệm dưới đây cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư, gây hại cho sức khỏe -
Cá không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Tránh giảm giá trị dinh dưỡng trong cá, bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi ăn cá tránh kết hợp cá chung với các loại thực phẩm sau đây. -
Nấm kim châm chứa formaldehyde: cách nhận biết chính xác nhất
Nấm kim châm là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, có giá thành rẻ nhưng cũng rất dễ chứa hàm lượng formaldehyde, nếu ăn phải có thể gây nguy hại đến sức khỏe.