Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm

6/26/2024 11:00:00 AM
Vi khuẩn đường ruột trong hệ vi sinh đường ruột không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà còn có thể tác động đến sức khỏe tâm thần trong đó có bệnh trầm cảm.

 

Vi khuẩn đường ruột trong hệ vi sinh đường ruột không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà còn có thể tác động đến sức khỏe tâm thần trong đó có bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến khá nhiều người mắc phải. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong của chúng ta.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm bao gồm: mất ngủ, cảm thấy buồn chán không rõ lý do, cảm thấy cạn kiệt năng lượng, không muốn làm gì, xa lánh mọi người thích ở một mình, bỏ hết những đam mê, sở thích cá nhân, uể oải, thiếu sức sống, nổi giận vô cớ, cáu giận, cảm thấy không ai hiểu và không có ai giúp được mình, tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, cảm thấy bản thân vô dụng, có xu hướng làm hại bản thân, xuất hiện hoang tưởng, tiêu cực hoặc mặc cảm, ngủ li bì hoặc mất ngủ kéo dài,....

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trầm cảm như: người có tiền sử mắc bệnh não như viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não, sử dụng các chất kích thích gồm hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá, căng thẳng kéo dài, do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin,…

Tuy nhiên, vi khuẩn đường ruột trong hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của chúng ta bao gồm bệnh trầm cảm, stress, căng thẳng.

Trục não - ruột thường được sử dụng để chỉ hệ thống thần kinh ruột não (ENS – Enteric nervous system) - một hệ thống thần kinh nằm trong đường ruột của chúng ta. Hệ thống này gồm các tế bào thần kinh chủ yếu hoạt động tự động để điều chỉnh hoạt động của đường tiêu hóa mà không cần sự điều khiển từ bộ não trung ương. Hệ thống thần kinh ruột não có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc tiêu hóa thức ăn, di chuyển thức ăn qua ruột, các chức năng khác của đường tiêu hóa.

Hệ vi sinh đường ruột không chỉ liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng sức khỏe tâm thần và ngược lại. Khi sức khỏe đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò nhất định đối với sự ổn định chức năng của hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Bởi sự biến đổi của hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến hành vi, tâm trạng thông qua trục này và giao tiếp hai chiều có nghĩa là những thay đổi trong não, chẳng hạn như hành vi và tâm trạng, cũng có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật tại ruột.

Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, thay đổi có thể bị ảnh hưởng như: kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, phá vỡ hàng rào ruột từ đó góp phần gây ra viêm trong đường ruột, đau dạ dày, đau bụng, táo bón, tiêu chảy,… gây ra những thay đổi trong hành vi và tâm trạng.

Sức khỏe đường ruột và tình trạng viêm

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến tình trạng viêm khắp cơ thể. Trong một số nghiên cứu, tình trạng viêm có liên quan đến nhiều tình trạng, bao gồm cả trầm cảm, căng thẳng, stress. Trong một báo cáo năm 2020, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số hệ vi sinh vật đường ruột nhất định có liên quan đến các dấu hiệu viêm gia tăng có thể góp phần phát triển bệnh trầm cảm.

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và rối loạn sinh học (sự mất cân bằng tiêu cực giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong hệ vi sinh đường ruột), có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gia tăng trong cơ thể. Theo Kara Landau, chuyên gia dinh dưỡng tại Gut Feeling, cho biết tình trạng viêm mạn tính có thể liên quan đến lo lắng và trầm cảm ở một số người.

Vai trò của Serotonin

Serotonin là chất truyền tin hóa học quan trọng kết nối với tâm trạng của chúng ta. Chất dẫn truyền thần kinh Serotonin chủ yếu được sản xuất trong ruột bởi thực tế có một số vi khuẩn đường ruột có thể tiết ra serotonin.

Hệ vi sinh vật đường ruột cũng tương tác với hệ thống phản ứng với căng thẳng của cơ thể, được gọi là trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA). Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột của bạn có thể ảnh hưởng đến trục HPA và trục này được biết là có ảnh hưởng đến phản ứng tâm trạng và lo lắng.

Vai trò của vi khuẩn đường ruột đối với sức khỏe tâm thần

Những vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột không chỉ giúp tiêu hóa thức ăn, xây dựng “hàng rào” miễn dịch cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tổng hợp vitamin từ các loại thực phẩm, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, tổng hợp các vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, cách xử lý căng thẳng. Khi đó não gửi tín hiệu đến dạ dày khi bạn đói hoặc khát, trong khi ruột gửi tín hiệu đến não ảnh hưởng đến cảm xúc và cách não xử lý thông tin

Theo Timothy Sullivan, MD, chủ tịch Khoa Tâm thần và Hành vi tại Bệnh viện Đại học Staten Island, cho biết vi khuẩn trong ruột của chúng ta ảnh hưởng đến hoạt động của ruột và có thể làm tăng hoặc giảm tình trạng viêm, một phần thông qua tác động lên dây thần kinh phế vị.

Tình trạng viêm dẫn đến việc sản xuất các chất như cytokine ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần, bao gồm cả tâm trạng của cơ thể. Ngoài ra, vi khuẩn đường ruột còn trực tiếp sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh như GABA và các chất khác có tác dụng kích thích thần kinh, đóng vai trò điều chỉnh phản ứng căng thẳng của cơ thể chúng ta.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội có các loài vi khuẩn, số lượng vi khuẩn đường ruột khác nhau so với những người không mắc chứng rối loạn này. Sự khác biệt về vi khuẩn đường ruột này có thể ảnh hưởng đến chức năng não và mức độ lo lắng.

Một số nghiên cứu cho thấy những người có vi khuẩn đường ruột cân bằng, khỏe mạnh hơn có xu hướng phản ứng cảm xúc tốt hơn trước căng thẳng, có thể giữ bình tĩnh hơn trong những tình huống thử thách.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Phòng ngừa, cải thiện các triệu chứng người bệnh Parkinson nên hạn chế ăn gì

Bổ sung probiotic hỗ trợ cải thiện bệnh Parkinson như nào?

Rối loạn lưỡng cực 1 và Rối loạn lưỡng cực 2 Sự khác biệt là gì

Bệnh trầm cảm dễ dẫn đến hành vi tự sát

Nên làm gì khi bị bệnh trầm cảm?

Suckhoecuocsong.vn (Lược dịch theo verywellmind.com)

Các tin liên quan

Các tin khác