Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Sự thay đổi một số loài vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột có thể là nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp và ngược lại.
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính, trong đó số lượng khớp bị viêm và bị hủy hoại có thể rất nhiều, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có teo cơ, giảm sức cơ, biến dạng khớp, cứng khớp, giảm sức bền cơ thể do vậy người mắc bệnh RA bị hạn chế vận động nghiêm trọng, thời gian bị bệnh càng dài thì tỷ lệ người bệnh mất khả năng lao động, các hoạt động hàng ngày càng lớn. Viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở người lớn tuổi, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trong các bệnh lý cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm, xử trí đúng cách bệnh RA có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh như:
+ Gây biến dạng khớp, giảm khả năng vận động, đi lại hàng ngày
+ Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
+ Tăng nguy cơ viêm mạch máu
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh thận
+ Gây khó thụ thai
+ Tăng nguy cơ nhiễm trùng, và một số bệnh về da
Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thay đổi một số loài vi khuẩn trong đường ruột có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp (RA).
Hệ vi sinh đường ruột là một cộng đồng các vi sinh vật phức tạp: vi khuẩn, vi rút, vi khuẩn cổ điển, nấm và động vật nguyên sinh. Theo ước tính sơ bộ, trong đường ruột của con người có thể chứa tới 1.000 loài vi khuẩn (với 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn) và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), cư trú phần lớn ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và ruột già.
Các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột đóng nhiều vai trò khác nhau như: xây dựng “hàng rào” miễn dịch cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tổng hợp vitamin từ các loại thực phẩm, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), hạn chế vi khuẩn có hại phát triển quá mức gây bệnh cho cơ thể, tiêu hóa các loại carbs phức tạp như tinh bột và chất xơ…
Hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe của cơ thể có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, các hại khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột gia tăng, lấn át các vi khuẩn lợi khuẩn gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng.
Theo đó, khi so sánh hệ vi sinh đường ruột ở những người khỏe mạnh và những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp (RA), các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ vi sinh đường ruột một số loài vi khuẩn thuộc họ Bifidobacertium và Bacteroides giảm, gia tăng một số loài vi khuẩn thuộc chi Prevotella.
Một cuộc nghiên cứu khác kết quả nghiên cứu cho thấy ở những người bệnh mới mắc viêm khớp dạng thấp có sự gia tăng Prevotella và giảm Bacteroides so với người khỏe mạnh. Các nghiên cứu tương tự sau khi đánh giá kết quả nghiên cứu, những người mắc RA tiền lâm sàng có mức độ tăng Prevotella và giảm mức độ giảm Bacteroides, chi Bifidobacterium và Eubacterium rectale–Clostridium coccoides.
Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy bệnh nhân RA có sự gia tăng Ligilactobacillus salivarius trong ruột, trong nước bọt và trên răng, trong khi các loài Haemophilus giảm ở những vị trí này trên cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ trong năm đầu tiên sau khi bắt đầu RA thì lượng Prevotella trong dạ dày mới tăng lên. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng chứng loạn khuẩn ở bệnh nhân RA được cải thiện một phần sau khi được điều trị bằng thuốc điều trị bệnh.
Do dó, từ những kết quả nghiên cứu trên của các các nhà khoa học cho thấyhệ vi khuẩn đường ruột có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). Vậy nên việc cải thiện hệ vi sinh đường ruột hoặc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường lợi khuẩn có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột
Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
Phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp theo BYT
Những hiểu biết mới về tính tự miễn dịch trong bệnh viêm khớp dạng thấp
Suckhoecuocsong.vn (Lược dịch theo onlinelibrary.wiley.com)
Các tin liên quan
- Chế độ ăn tốt cho người bệnh viêm gan giúp ngừa tổn thương gan
- Chế độ ăn cho người bệnh viêm phổi nhanh khỏi
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang
- Chế độ dinh dưỡng rất có lợi cho người bệnh viêm họng
- Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà
- Cách giảm căng thẳng ở người bị bệnh viêm khớp dạng thấp
- Cách sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Điều người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý trước khi tập thể dục
- Các bài tập rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Chế độ ăn Địa Trung Hải với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Thực phẩm chứa prebiotic giúp ích cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Bổ sung prebiotic giúp cải thiện bệnh viêm ruột IBD
- Men vi sinh cải thiện bệnh viêm ruột (IBD) như thế nào?
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
Các tin khác
-
Top 5 loại trái cây phổ biến dễ nhiễm thuốc kích thích
Những loại trái cây dưới đây sở hữu ngoại hình hấp dẫn nhưng rất dễ nhiễm thuốc kích thích nên cẩn trọng khi mua để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Bị căng cơ quá mức nên ăn thực phẩm nào
Căng cơ qua mức khiến cơ bắp bị kéo căng hoặc rách gây ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Ngoài việc nghỉ ngơi, tránh hoạt động gây đau, uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây giúp quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức được nhanh chóng. -
Nước gạo lứt: bí quyết vàng giúp gan khỏe, dưỡng thận
Uống thường xuyên nước gạo lứt sau ăn 30 phút mỗi ngày không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp gan khỏe, dưỡng thận, hạ đường huyết hiệu quả. -
Cẩn trọng khi ăn cá: những ai không nên ăn cá
Cá là thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những nhóm người dưới đây không nên ăn cá kẻo gây hại cho sức khỏe. -
Uống nước mía: 5 điều nhất định cần phải biết để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè nắng nóng nhưng khi uống cần nhớ những điều sau để tránh gây hại sức khỏe, tăng đường huyết, tăng cân. -
5 thói quen buổi sáng rất tốt cho tim, kiểm soát căng thẳng hiệu quả
Buổi sáng thức dậy hãy kiên trì thực hiện 5 thói quen dưới đây sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát căng thẳng, điều hòa huyết áp và tinh thần tỉnh táo hơn. -
Mẹo hay giúp giảm đau đầu do nắng nóng trong mùa hè
Nhiệt độ cao, ánh nắng gay gắt trong mùa hè khiến cơ thể gặp tình trạng đau đầu, khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng. Khi bị đau đầu do nắng nóng trong mùa hè hãy áp dụng các bí quyết dưới đây. -
Cách dùng nước tương gây hại thận cần bỏ ngay
Nước tương là loại gia vị khá phổ biến được nhiều người sử dụng trong chế biến món ăn, nhưng nếu vẫn giữ 3 thói quen dưới đây không chỉ gây ảnh hưởng chất lượng của nước tương mà về lâu dài có thể gây hại đến thận, sức khỏe. -
Những loại hạt rất tốt cho người bị huyết áp cao
Huyết áp cao gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được kiểm soát tốt, chế độ ăn cân bằng hợp lý. Trong thực đơn hàng ngày hãy bổ sung các loại hạt dưới đây giúp điều hòa huyết áp hiệu quả. -
Loại rau xanh giúp tăng sinh collagen, ngừa ung thư hiệu quả
Rau cải xoong là một trong những loại rau không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp tăng sinh collagen, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.