Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột

6/19/2024 8:18:00 AM
Điều chỉnh lối sống, tập luyện thể thao là chìa khóa quan trọng giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson tốt hơn, góp phần làm chậm tiến triển của bệnh, tốt cho các vi khuẩn trong đường ruột.

 

Điều chỉnh lối sống, tập luyện thể thao là chìa khóa quan trọng giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson tốt hơn, góp phần làm chậm tiến triển của bệnh, tốt cho các vi khuẩn trong đường ruột.

Bệnh Parkinson được hiểu hiện bởi sự rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm cho tế bào trong não bị thoái hóa, thiếu hụt dopamine. Những người mắc bệnh không có đủ chất hóa học dopamine trong não do một số tế bào thần kinh tạo ra dopamine đã chết. Từ đó bệnh gây ra các rối loạn vận động, người bệnh không kiểm soát được vận động của cơ bắp trên cơ thể, đi lại khó khăn, cử động chậm chạm, chân tay run cứng, khó cầm các đồ vật, khó giữ thăng bằng,…

Khi người bệnh Parkinson tập luyện thể thao thường xuyên, luyện tập các bài tập phù hợp với từng thể trạng có thể tác động rất nhiều đến quá trình bệnh. Trong quá trình tập luyện nhất là các bài tập khuyến khích các mô hình cân bằng, các chuyển động đòi hỏi sự phối hợp của cả hai bên cơ thể có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Một số triệu chứng của bệnh Parkinson làm hạn chế khả năng thể chất của người bệnh, dáng đi bị thay đổi, khó khăn trong việc vận động, đi lại, các cơ xương khớp bắt đầu co cứng, khó chuyển động theo như ý muốn, khó giữ thăng bằng do các nhóm cơ gấp bị tăng trương lực làm cho cơ thể luôn trong tư thế gấp về phía trước, sức mạnh của các nhóm cơ giảm sút, sức cầm nắm các đồ vật giảm,… nhưng các triệu chứng được cải thiện khi tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, đối với nhiều người mắc bệnh do dáng đi chậm, đi run rẩy, khó giữ thăng bằng nên nhiều người cảm thấy lo lắng, sợ hãi quá mức từ đó dẫn đến cảm giác mất thăng bằng, ít vận động hơn, nếu kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Nhưng khi tập luyện thể thao, các bài tập giữ thăng bằng thường xuyên giúp cho người mắc bệnh Parkinson năng động, khỏe mạnh hơn. Thay vì đến các phòng tập thể dục người bện có thể duy trì các hoạt động hàng ngày như rửa bát, gấp quần áo, làm vườn, chăm sóc cây cảnh,… bất cứ việc gì khiến chúng ta phải đứng vững điều này giúp trì hoãn sự thoái hóa của các triệu chứng vận động, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Không những vậy, tập luyện thể dục còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, đặc biệt là chức năng tim và phổi. Tập luyện có thể giúp não duy trì tính dẻo dai thần kinh, đó là khả năng duy trì các kết nối cũ và hình thành các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh trong não.

Bên cạnh đó, trong quá trình tập luyện thể dục vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột sẽ thay đổi tương ứng. Sự gia tăng vi khuẩn sản xuất axit butyric ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tích tụ chất béo và ngăn ngừa béo phì, thừa cân ở người mắc bệnh Parkinson.

Khi cơ thể vận động, tập luyện sẽ kích thích đường ruột, tăng cường hoạt động của ruột ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, táo bón, đầy hơi,… Đồng thời còn giúp tăng lưu lượng máu đến tất cả các cơ trong hệ tiêu hóa, cho phép thức ăn đi qua nhanh hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi. Việc tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp hỗ trợ duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng lợi khuẩn Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,... phát triển, ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có hại E. Coli, Enterobacter, Proteus, Klebsiella, Pseudomonas, Lactobacillus, B. cereus, Enterococcus, Candida spp,... tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng thiết yếu, từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson.

Lựa chọn các bài tập cho người bệnh Parkinson nên lựa chọn các bài tập đảm bảo sự an toàn. Tùy thuộc vào sở thích, triệu chứng của từng người mà chúng ta có thể lựa chọn các bài tập khác nhau để rèn luyện các kỹ năng vận động, nhận thức của mỗi người. Tốt nhất là kết hợp nhiều hoạt động bao gồm tập thể dục nhịp điệu, rèn luyện sức mạnh, kỹ năng giữ thăng bằng và tính linh hoạt:

+ Các bài tập sức bền nên thực hiện khoảng 30-45 phút, 3 lần một tuần giúp cải thiện thể lực, chức năng vận động. Các bài tập sức bền người bệnh Parkison có lựa chọn để tập luyện như: bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp hoặc đi xe đạp tĩnh, chèo thuyền, tập thể dục nhịp điệu.

+ Các bài tập rèn luyện thể lực giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh, đối với mỗi nhóm cơ, người bệnh nên thực hiện 10-15 lần lặp lại trong 1-3 hiệp, tập 2-3 lần mỗi tuần. Các bài tập người bệnh có thể lựa chọn như: bài tập tạ cuộn tay bắp trước, bài tập tay sau, tập xà đơn, bài tập đứng lên- ngồi xuống, bài tập đạp đùi.

+  Các bài tập thăng bằng giúp người bệnh Parkinson ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ ngã. Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập cải thiện thăng bằng như yoga, pilates, thái cực quyền

+ Các bài tập phối hợp giúp tăng cường tính linh hoạt, nhanh nhẹn của cơ bắp, cải thiện và duy trì các kỹ năng vận động. Do đó, người bệnh có thể lựa chọn bài tập phối hợp bao gồm đi dạo, đạp xe, khiêu vũ

Một số người bệnh Parkinson mới có biểu hiện run tay có thể tập các bài tập như: nhặt đồ, chạm vào đầu ngón tay, vẽ tranh, viết thư, làm vườn và trồng cây, may hoặc đan len, chơi một nhạc cụ như piano, guitar

+ Các bài tập cải thiện nhận thức với bệnh parkinson giúp cải thiện trí nhớ và nhận thức bao gồm thiền, âm nhạc trị liệu, làm toán nhẩm, trò chơi ô chữ…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những loại đồ uống tốt cho người bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ

Chế độ ăn kiêng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson

Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson

BIPERIDEN – Thuốc điều trị bệnh Parkinson

Bài tập dáng đi đúng cho bệnh nhân bị liệt, Parkinson, bại não theo BYT

Suckhoecuocsong.vn (Lược dịch theo hopkinsmedicine.org)

Các tin liên quan

Các tin khác