Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
Bệnh Alzheimer là tình trạng thoái hóa thần kinh thường khởi phát từ từ và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu khi có sự thay đổi dần dần dần trong trí nhớ, khó nhớ lại những việc xảy ra trước đây, thay đổi suy nghĩ, phán đoán, ứng xử, tâm trạng hay suy nghĩ và theo thời gian các triệu chứng này ngày càng nghiêm trọng, người bị mắc bệnh có thể gặp khó khăn về ngôn ngữ, mất phương hướng, dễ bị đi lạc, khó có thể tìm về đến nhà, tâm trạng thay đổi thất thường, mất động lực, gặp các vấn đề về hành vi,…
Một số nghiên cứu khoa học khác kết quả còn cho thấy mối liên hệ khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng và sự phát triển của các mảng amyloid trong não đặc trưng của bệnh Alzheimer.
Hệ vi sinh đường ruột là một cộng đồng các vi sinh vật phức tạp: vi khuẩn, vi rút, vi khuẩn cổ điển, nấm và động vật nguyên sinh. Theo ước tính sơ bộ, trong đường ruột của con người có thể chứa tới 1.000 loài vi khuẩn (với 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn) và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), cư trú phần lớn ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và ruột già.
Các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột đóng nhiều vai trò khác nhau như: xây dựng “hàng rào” miễn dịch cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tổng hợp vitamin từ các loại thực phẩm, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), hạn chế vi khuẩn có hại phát triển quá mức gây bệnh cho cơ thể, tiêu hóa các loại carbs phức tạp như tinh bột và chất xơ…
Trong khi đó, trục não ruột thường được sử dụng để chỉ hệ thống thần kinh ruột não (ENS – Enteric nervous system) – một hệ thống thần kinh nằm trong đường ruột của chúng ta. Trục não ruột bao gồm các tế bào thần kinh chủ yếu hoạt động tự động để điều chỉnh hoạt động của đường tiêu hóa mà không cần sự điều khiển từ bộ não trung ương. Hệ thống thần kinh ruột não có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc tiêu hóa thức ăn, di chuyển thức ăn qua ruột, và các chức năng khác của đường tiêu hóa. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rối loạn hệ vi sinhh đường ruột hoặc mất cân bằng các vi sinh vật trong đường ruột có thể gây các bệnh như bệnh viêm ruột (IBD), hội chứng ruột kích thích, bệnh tim mạch, béo phì, bệnh tiểu đường, rối loạn thoái hóa thần kinh, bệnh Parkinson, bệnh Huntington, Alzheimer, stress,….
Nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Ý đã đưa mối tương quan lên một bước xa hơn cho thấy mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng và sự phát triển của các mảng amyloid trong não; đặc trưng của bệnh Alzheimer là sự tích tụ của các mảng beta-amyloid và các đám rối sợi thần kinh trong não.
Nghiên cứu liên quan đến nhóm gồm 89 người từ 65 đến 85 tuổi. Một số người bị bệnh Alzheimer hoặc các bệnh thoái hóa thần kinh khác trong khi những người khác khỏe mạnh không có vấn đề về trí nhớ. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh PET để đo sự lắng đọng amyloid trong não của họ sau đó đo các dấu hiệu viêm và protein do vi khuẩn đường ruột tạo ra như lipopolysaccharides và axit béo chuỗi ngắn trong máu.
Lipopolysaccharides (LPS) là vi khuẩn chết hay tế bào của vi khuẩn chết. Tuy nhiên hệ thống miễn dịch coi chúng như vi khuẩn sống và xây dựng hệ thống phòng thủ miễn dịch chống lại những kẻ xâm lược. LPS là chất chống viêm và đã được tìm thấy trong các mảng amyloid trong não của bệnh nhân Alzheimer.
Nghiên cứu cho thấy nồng độ LPS trong máu cao và axit béo chuỗi ngắn (SCFAs) acetate và valerate có liên quan đến việc lắng đọng amyloid lớn trong não. Các SCFA khác, cụ thể là butyrate, dường như có tác dụng bảo vệ; hàm lượng butyrate cao có liên quan đến ít amyloid hơn. Butyrate – một SCFA được tạo ra khi vi khuẩn đường ruột lên men chất xơ – kích hoạt bài tiết yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF). Bệnh Alzheimer có liên quan đến việc giảm mức BDNF.
Moira Marizzoni, tác giả nghiên cứu của Trung tâm Fatebenefratelli tại Brescia, Ý, giải thích: “Kết quả của chúng tôi là không thể chối cãi: Một số sản phẩm vi khuẩn của hệ vi sinh vật đường ruột có tương quan với số lượng mảng amyloid trong não”.
Ở những người mắc bệnh Alzheimer, sự đa dạng của vi sinh vật bị giảm với một số vi khuẩn nhất định được đại diện quá mức và các vi sinh vật khác giảm. Ngoài ra, vi khuẩn cư trú trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể tiết ra một lượng lớn amyloid và lipopolysacarit, có thể góp phần điều chỉnh các con đường truyền tín hiệu và sản xuất các cytokine tiền viêm liên quan đến sinh bệnh học của bệnh Alzheimer.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Stress, căng thẳng ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột như thế nào?
Vì sao hệ vi sinh đường ruột quan trọng với giấc ngủ
Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh Alzheimer
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh Alzheimer sớm chính xác 94%
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Lợi ích tuyệt vời của dâu tây với người cao tuổi
Những người cao tuổi khi ăn dâu tây thường xuyên sẽ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời khác. -
Top 3 loại thực phẩm chứa kim loại nặng cần thận trọng khi ăn
Những thực phẩm quen thuộc dưới đây dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại có nguy cơ chứa kim loại nặng nên cần thận trọng khi ăn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hệ miễn dịch, tránh ảnh hưởng đến gan. -
5 loại rau dễ nhiễm ký sinh trùng cần thận trọng khi ăn
Những loại rau có lợi cho sức khỏe dưới đây nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. -
Các loại hạt giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa cơn đau tim
Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa cơn đau tim nguy hiểm hãy thường xuyên bổ sung các loại hạt dưới đây trong thực đơn hàng ngày. -
2 loại gia vị nên bảo quản trong tủ lạnh để bảo vệ sức khỏe
Để bảo vệ sức khỏe của các thành viên gia đình, tránh sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, nấm mốc có 2 loại gia vị thông dụng dưới đây cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. -
Các loại gia vị thông dụng phòng ngừa ung thư rất tốt
Những loại gia vị thông dụng không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, có giá thành rẻ dễ dàng mua để sử dụng. -
Loại đồ uống bổ sung canxi, tăng cường sức đề kháng
Nước dâu tằm đen là một trong những loại đồ uống quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Loại đồ uống này không chỉ giúp bổ sung canxi cho cơ thể mà còn tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, tốt cho thị lực. -
Rau cải xoăn mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Rau cải xoăn không chỉ cung cấp vitamin, chất xơ cho cơ thể mà khi sử dụng thường xuyên còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. -
Rau cải xanh có lợi cho gan như nào?
Rau cải xanh giàu chất xơ, có vị đắng, ít calo khi ăn thường xuyên còn giúp giải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. -
Loại trái cây giúp bảo vệ mạch máu, tốt cho tim mạch
Những loại trái cây quen thuộc chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa khi ăn thường xuyên không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp bảo vệ mạch máu, tốt cho tim mạch, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn.