Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?

10/23/2024 1:55:00 PM
Khi bị loạn khuẩn đường ruột khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Để giúp trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe mạnh chúng ta nên áp dụng các bí quyết dưới đây.

 

Khi bị loạn khuẩn đường ruột khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Để giúp trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe mạnh chúng ta nên áp dụng các bí quyết dưới đây.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, số lượng hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn gây ảnh hưởng rất nhiều cho sức khỏe của trẻ. Trong đường ruột có chứa tới 1.000 loài vi khuẩn và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), trong đó khoảng 85% là vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) và 15% vi sinh vật có hại (hại khuẩn)

Khi tỷ lệ lợi khuẩn, hại khuẩn trong đường ruột ở trạng thái cân bằng, quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể diễn ra thuận lợi, các vi sinh vật đóng vai trò phân hủy thức ăn, sản xuất enzyme để phân hủy chất béo, carbohydrate và protein, sản xuất vi chất dinh dưỡng, tổng hợp các vitamin thiết yếu, bảo vệ chống lại các mầm bệnh xâm nhập, thải trừ chất độc hại tốt thì sẽ kìm hãm và làm mất tác dụng của vi khuẩn gây bệnh đường ruột

Nhưng do một số yếu tố khiến cho tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống, hại khuẩn tăng lên khiến trẻ gặp các triệu chứng như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngòi phân sống, đi tiêu lỏng, đôi khi có lẫn một ít chất nhầy, máu, cảm giác đầy bụng, thậm chí sốt nhẹ, thiếu máu, giảm cân, chậm lớn, suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, yếu đuối và da nhợt nhạt,…

Khi trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải xử lý đúng cách giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhanh phục hồi, tránh tình trạng kéo dài gây mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng, tái phát nhiều lần dai dẳng.…

Cách xử lý, chăm sóc trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Khi hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng nhiều người thường tự tý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhưng điều này vô cùng bất lợi cho đường ruột của trẻ.

Sử dụng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng loạn khuẩn trở nên nghiêm trọng hơn. Để xử lý tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ, giảm số lượng hại khuẩn trong đường ruột chúng ta nên sung lợi khuẩn thông qua các chế phẩm vi sinh cho trẻ, thay đổi chế độ ăn uống, khắc phục nguyên nhân gây mất cân bằng vi sinh ở ruột.

Các chế phẩm vi sinh

Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng chúng ta nên sử dụng các chế phẩm vi sinh lành tính, có lợi cho sức khỏe của trẻ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Nên chọn các loại men vi sinh từ nhà sản xuất uy tín, đa dạng các chủng lợi khuẩn như: Lactobacillus, Bacillus subtilis, Bacillus clausii và Saccharomyces boulardii... sẽ giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhanh hơn.

Men vi sinh sống có tác dụng giúp tăng lượng vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) trong hệ vi sinh đường ruột, xây dựng hệ miễn dịch cân bằng từ đó giúp khắc phục tình trạng mất cân bằng đường ruột ở trẻ.

Ngoài ra, khi bị loạn khuẩn khiến trẻ gặp tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… nên gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, gây suy kiệt ở trẻ. Vì vậy trong thời điểm này, men vi sinh có tác dụng giúp trẻ hấp thu tốt hơn trong thời điểm bệnh, nhờ đó trẻ tránh khỏi nguy cơ suy kiệt, giúp hệ miễn dịch ổn định, bảo vệ sức khỏe đường ruột khỏe mạnh

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Khi trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột chúng ta cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chất xơ từ các loại rau củ, trái cây có thể được tiêu hóa bởi vi khuẩn đường ruột, giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, giúp phục hồi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một đợt điều trị bằng kháng sinh. Do vậy nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: quả hạch, hạt mầm, đậu lăng, cháo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, chuối, Atiso, gạo lứt, quả mọng, bông cải xanh, các loại rau xanh lá,…

Những thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống lại các vi sinh vật có hại, tăng cường khả năng miễn dịch, kiểm soát chứng viêm, bảo vệ cơ thể. Những loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ vi sinh đường ruột như: kim chi, dưa cải, sữa chua, đâu nành lên men, dưa chua, rau ngâm, trà kombucha…

Bổ sung thực phẩm giàu prebiotic giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Prebiotic là loại thực phẩm giúp nuôi sống các vi khuẩn có lợi trong ruột như các thực phẩm giàu chất xơ.

Một số các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn

Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều trái cây, rau củ giàu chất xơ, vitamin, kali, magie, sắt, đồng, photpho cùng nhiều khoáng chất khác để giúp tạo ra hệ vi sinh vật đa dạng hơn, tạo nhiều vi sinh vật có lợi, giảm vi sinh vật có hại trong đường ruột.

Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm hun khói, đồ ăn sẵn bởi các loại thực phẩm này không có lợi cho hệ vi sinh đường ruột.

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của trẻ

Nên chia nhỏ các bữa ăn, khoảng 5 - 6 bữa/ngày để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Không nên cho trẻ ăn kiêng quá mức

Khi trẻ bị mất cân hằng hệ vi sinh vật đường ruột chúng ta không nên cho trẻ ăn kiêng quá mức. Các bữa chính của trẻ nên đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn: tinh bột (gạo), đạm (thịt cá, trứng, sữa), dầu mỡ và vitamin (từ rau củ quả), trong đó lưu ý thịt gà nạc băm nhỏ và cà rốt cho vào bột cháo rất tốt cho trẻ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Khắc phục nguyên nhân gây loạn khuẩn ở trẻ

Nếu trẻ đang điều trị kháng sinh trong thời gian dài hoặc kháng sinh liều cao, trẻ từng bị loạn khuẩn đường tiêu hóa chúng t nên đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế, các phòng khám tiêu hóa để được thăm khám, kiểm tra, có biện pháp khắc phục sớm tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác