Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

4/12/2024 1:34:00 PM
Khi tuổi tác của chúng ta tăng lên cùng với đó làn da xuất hiện lão hóa, các cơ quan trong cơ thể dần dần suy giảm theo độ tuổi,hệ vi sinh đường ruột của chúng ta cũng thay đổi theo từng độ tuổi.

 

Khi tuổi tác của chúng ta tăng lên cùng với đó làn da xuất hiện lão hóa, các cơ quan trong cơ thể dần dần suy giảm theo độ tuổi,hệ vi sinh đường ruột của chúng ta cũng thay đổi theo từng độ tuổi.

Khi chúng ta chào đời hệ vi sinh đường ruột được hình thành, có tới 85% là các vi sinh vật có lợi và 15% là các vi sinh vật có hại trong đường ruột, các vi khuẩn trong đường ruột đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe: tổng hợp các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin K, vitamin B12 và biotin, phát triển và điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột, tổng hợp các vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin K và vitamin nhóm B như biotin, folate và thiamine, hỗ trợ phát triển sức khỏe đường tiêu hóa... Nhưng khi chúng ta già đi không chỉ các cơ quan khác trong cơ thể có sự thay đổi mà hệ vi sinh đường ruột của chúng ta cũng thay đổi theo tuổi tác.

Bởi hệ vi sinh vật đường ruột không cố định trong suốt cuộc đời của chúng ta, có tính đặc hiệu theo không gian – thời gian. Hệ vi sinh đường ruột cùng tiền hóa với cơ thể theo độ tuổi, bị ảnh hưởng ở các khía cạch bên trong như di truyền và bên ngoài gồm: lối sống, địa lý, thói quen ăn uống hàng ngày, uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn, ăn nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, ít ăn rau xanh trái cây, ăn nhiều thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo, thực phẩm chứa nhiều muối, sử dụng kháng sinh kéo dài, thường xuyên bị căng thẳng, stress, thức khuya, mất ngủ, ít vận động thể thao, thay đổi môi trường sống đột ngột, di chuyển đến nơi khác,…

Sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột được chia làm nhiều giai đoạn bao gồm: sơ sinh –trẻ sơ sinh – thiếu niên – người lớn – lão hóa – lão hóa cực độ. Các thành phần cấu trúc của hệ vi sinh vật đường ruột được đặc trưng ở từng giai đoạn phát triển của cơ thể và ảnh hưởng, củng cố lẫn nhau, những yếu tố này bao gồm ảnh hưởng của thời thơ ấu đối với hệ vi sinh vật, bao gồm lối sống gia đình, vị trí địa lý việc tiếp xúc với kháng sinh, những điều này vẫn tồn tại đến tuổi trưởng thành.

Khi ở độ tuổi trưởng thành, cơ thể khỏe mạnh các thành phần của hệ vi sinh vật trong đường ruột thường không đổi, trong đó các vi khuẩn Bacteroidetes và Firmicutes là vi khuẩn chiếm ưu thế trong hệ vi sinh đường ruột. Nhưng hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi chúng ta bắt đầu già. Một số vi khuẩn họ Lachnospiraceae, Bacteroidaceae, Faecalibacteria và Bifidobacteria đã giảm đi, các vi khuẩn Proteobacteria, Enterobacteriaceae và Lactobacillaceae vi khuẩn kỵ khí tăng lên.

Do vậy lão hóa là một tiến trình sinh lý tự nhiên phức tạp bao gồm sự suy giảm không thể phục hồi của các tế bào, mô cơ quan trong cơ thể tao tuổi tác, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp,… Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa của cơ thể chúng ta.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các yếu tố gây mất cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc láRối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Cách phòng ngừa mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh tự kỷ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác