Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

3/26/2024 8:17:00 AM
Hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố gấy mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược tá tràng vào dạ dày, bệnh Crohn, polyp đại tràng, viêm tụy, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

 

Hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố gấy mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược tá tràng vào dạ dày, bệnh Crohn, polyp đại tràng, viêm tụy, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Vi sinh vật đường ruột đóng nhiều vai trò đa dạng do sự đồng tiến hóa của con người và vi sinh vật. Hệ vi sinh vật đường ruột góp phần phân hủy thức ăn, sản xuất enzyme để phân hủy chất béo, carbohydrate và protein, sản xuất vi chất dinh dưỡng, tổng hợp các vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin K và vitamin nhóm B như biotin, folate và thiamine, vi khuẩn trong ruột còn có thể bảo vệ chống lại các mầm bệnh xâm nhập có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta như các loài E. coli, Salmonella và Campylobacter, bảo vệ khỏi vi khuẩn xâm nhập, hình thành hệ thống miễn dịch, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua đường ruột, hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.

Bên cạnh các yếu tố uống rượu bia, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, mất ngủ, căng thẳng, stress, chế độ sinh hoạt chưa hợp lý thì hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, mất cân bằng hệ vinh sinh từ đó gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Hầu hết bề mặt của cơ thể chúng ta đều chứa các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm, virus,… nhưng đường ruột là nơi tập trung nhiều quần thể vi sinh vật nhất, chứa tới 1.000 loài vi khuẩn và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), trong đó khoảng 85% là vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) và 15% vi sinh vật có hại (hại khuẩn). Các hệ vi sinh vật đường ruột tiếp xúc với thuốc lá gây ra sự thay đổi rõ rệt trong thành phần hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta.

So sánh những người hút thuốc với những người không hút thuốc chúng ta thấy rằng sự thay đổi vi sinh vật trong phân có sự khác biệt, biểu hiện ở các vi khuẩn Prevotella, Veillonella, Bacteroides, Acidaminococcus và Oscillospira.

Ở những người hút thuốc, vi khuẩn ngành Firmicutes, chi Lachnospira giảm đi nhưng khi chúng ta ngừng hút thuốc hoàn toàn thì các vi khuẩn ngành Firmicutes và Actinobacteria tăng lên, vi khuẩn Proteobacteria và Bacteroidetes giảm đi.

Chất nicotine từ thuốc lá sau khi được hít vào phổi, hấp thu nhanh chóng ở phế nang phổi nhưng chất này cũng được hấp thu qua da, đường tiêu hóa của chúng ta.

Một khi nicotine được hấp thụ sẽ gây ra nhiều tác động sinh lý có lợi, bất lợi cho cơ thể của chúng ta: tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, ức chế sự thèm ăn, điều chỉnh trọng lượng của cơ thể, ảnh hưởng đến các hoạt động thần kinh, tăng độ pH trong ruột, điều này có thể có lợi cho một số vi khuẩn, tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát triển mạnh và gây ra tình trạng rối loạn sinh lý của hệ vi sinh vật đường ruột.

Các hợp chất độc hại có trong khói thuốc lá có thể gây ra các phản ứng sinh hóa và làm tăng nồng độ các yếu tố gây viêm trong máu. Khói thuốc lá, các chất độc có trong khói thuốc lá đi vào đường tiêu hóa gây ra tình trạng rối loạn sinh lý của hệ vi sinh vật thông qua các cơ chế khác nhau như: hoạt động kháng khuẩn và điều hòa vi sinh vật đường ruột.

Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn gây ra nhiều thay đổi cho hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta, thay đổi trong phản ứng miễn dịch của niêm mạc điều đó góp phần vào sự phát triển của các bệnh nghiêm trọng.

Ngoài ra, các bệnh về phổi và đường ruột có nhiều thay đổi chồng chéo, chẳng hạn như các yếu tố nguy cơ phổ biến, giảm chất nhầy, tăng tính thấm, biểu hiện thấp của một số protein. Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng rối loạn phổi có thể liên quan đến các bệnh đường ruột thông qua các cơ chế cơ bản trục phổi-ruột,

Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa như ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày và một số bệnh về gan. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn, polyp đại tràng, viêm tụy và có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Stress, căng thẳng ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Khám phá hệ vi sinh vật đường ruột của con người và các chức năng

Trục não – ruột, tác động của hệ vi sinh đường ruột với bệnh đường tiêu hóa

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác