4 bí quyết ăn uống cực hay giúp ngừa béo phì, bệnh tim mạch
4 bí quyết ăn uống cực hay giúp ngừa béo phì, bệnh tim mạch
Bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ thậm chí là ung thư hãy thực hiện theo 4 bí quyết ăn uống dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
Thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng các dưỡng chất giúp cơ thể của chúng ta có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch thông thường, huyết áp, tiểu đường, béo phì, phòng ngừa các bệnh ung thư.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng nhiều trái cây, rau quả hơn, ăn ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh…. hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, muối,... Đồng thời, khi thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các dưỡng chất còn giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, sâu răng. Ngoài ra, ăn uống lành mạnh còn giúp cải thiện tâm trạng, sức khỏe não bộ, ngăn ngừa các bệnh về não như Alzheimer, sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức, tăng lưu lượng máu đến não, tăng cường trí nhớ.
Nhưng hiện nay, có nhiều thông tin về dinh dưỡng khiến nhiều người cảm thấy bối rối, không biết nên thực hiện theo phương pháp, lời khuyên nào mới phù hợp với bản thân. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã chia sẻ về 4 bí quyết cực hay về ăn uống lành mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, thậm chí là các bệnh ung thư.
4 bí quyết ăn uống để ngừa béo phì, tim mạch, tiểu đường, ung thư
Bí quyết 1: Theo dõi lượng chất béo mình tiêu thụ
Hãy theo dõi lượng chất béo cơ thể tiêu thụ hằng ngày để giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, béo phì, thừa cân. Theo WHO cho biết rằng điều quan trọng là phải hạn chế, cắt giảm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa trong thực đơn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe được khỏe mạnh. Bởi lượng chất béo dư thừa có thể dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác như tim mạch, tiểu đường, béo phì, mỡ máu,...
Khi lựa chọn sữa nên chọn các sản phẩm sữa ít béo, sữa ít đường hoặc sữa không đường để bổ sung các vitamin, khoáng chất, canxi cho cơ thể. Đối với các sản phẩm thịt nên chọn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt lợn, cá nước ngọt, cá biển. Hạn chế sử dụng các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,.... Khi lựa chọn các món ăn nên tránh thực phẩm nướng, chiên đã qua chế biến có chứa chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp.
Bí quyết 2: Cắt giảm lượng muối, hạn chế đường
Trong thực đơn hằng ngày cần hạn chế ăn mặn, thức ăn chứa quá nhiều muối hay đường, bánh kẹo,... nhằm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như bệnh tiểu đường, tăng cân, béo phì, huyết áp cao,... Theo các chuyên gia dinh dưỡng lượng muối tiêu thụ mỗi ngày đối với người lớn nên là dưới 5g.
Để giảm lượng muối có thể sử dụng các loại thảo mộc, các loại các gia vị tươi/hoặc sấy khô để tăng thêm hương vị cho món ăn, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm hoặc trẻ dưới 2 tuổi không nên thâm đường, muối.
Bí quyết 3: Chọn lọc những gì mình uống
WHO cho biết uống đủ nước là một thói quen vô cùng quan trọng, giúp cung cấp nước cho cơ thể, các cơ quan họa động tốt hơn, hạn chế tình trạng khô da, cung cấp nước cho làn da luôn được mịn màng, căng bóng nhưng bạn cần kiểm soát những gì mà mình uống. Trong khi nước lọc, nước trái cây tươi... rất tốt cho sức khỏe, thì ngược lại đồ uống có đường, rượu, bia, caffein dư thừa lại tác động tiêu cực đến cơ thể chúng ta, ảnh hưởng đến sức khỏe
Do đó, để phòng ngừa các bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe nên giảm tiêu thụ đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước có hương vị, cà phê pha sẵn, tránh sử dụng rượu quá mức, các đồ uống có cồn. Nên tích cực tiêu thụ nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ nhằm tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh mạn tính
Bí quyết 4: Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng
Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng là chìa khóa giúp cơ thể sống khỏe hơn, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường thậm chí là các bệnh ung thư, ung thư dạ dày,...
Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cần bao gồm một lượng carbs tốt, chất béo, chất xơ, protein lành mạnh, các khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp xây dựng hệ miễn dịch và nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm, ổn định huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, như bánh mì đen và yến mạch hay các loại đậu như đậu lăng và đậu nành. Nhiều rau xanh và trái cây nhất là cam, quýt, chuối, táo, bưởi, xau bắp cải, cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, bông cải trắng, cà chua,... Một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hải sản.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bốn món ăn sáng cực tốt cho sức khỏe lá gan nên ăn nhiều
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu chất cần bổ sung dinh dưỡng ngay
Những loại rau củ giúp bổ sung sắt cực tốt cho cơ thể
Có nên ăn thường xuyên lòng xào dưa chua không?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.