Cách phòng ngừa mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ

3/28/2024 8:14:00 AM
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách xây dựng lối sống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng đúng cách.

 

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách xây dựng lối sống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng đúng cách.

Khi trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lượng hại khuẩn có thể lớn mạnh, phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột của trẻ, khiến cho bé bị rối loạn đường ruột từ đó xuất hiện các triệu chứng: tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, có lẫn chất nhầy hoặc một ít máu, buồn nôn, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi,… kèm theo cảm giác đầy bụng, sốt nhẹ. Tình trạng kéo dài, không được phát hiện, điều trị sớm sẽ gây tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức, suy dinh dưỡng, chậm lớn,….

Cách phòng ngừa loạn khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp, giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai, viêm màng não và nhiễm khuẩn tiết niệu

Pha sữa theo liều lượng hướng dẫn

Để cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, sự phát triển, hệ vi sinh đường ruột của trẻ khi pha sữa ngoài nên pha theo liều lượng hướng dẫn, tránh tình trạng quá loãng hoặc quá đặc khiến chất lượng sữa ảnh hưởng

Vệ sinh bình sữa, núm vú, các dụng cụ pha sữa trước sau khi sử dụng

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi có hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột, tiêu chảy,… Việc vệ sinh bình sữa, núm vú, các dụng cụ pha sữa trước sau khi sử dụng rất quan trọng giúp loạn bỏ các vi khuẩn có hại. Khi vệ sinh chúng ta nên tháo rời tất cả các bộ phận của chai và kéo núm ti ra khỏi nắp vặn bình sữa. Nên sử dụng nước nóng ở nhiệt độ thích hợp và nước rửa chén cùng với bàn chải để vệ sinh các khu vực bên ngoài bình sữa, bao gồm cả đường kẻ nơi nắp vặn vào. Loại bỏ sữa còn đọng lại trong núm ti và lỗ núm ti với bàn chải, bằng cách vắt nước xà phòng nóng qua lỗ núm ti, dùng nước sạch để vệ sinh lại. Khử trùng bằng nước sôi, lò vi sóng, máy chuyên dụng có tính năng khử trùng, khử khuẩn.

Lựa chọn thực phẩm sạch

Nên lựa chọn các thực phẩm sạch, thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm thịt, cá nên lựa chọn ở những địa chỉ uy tín, được kiểm định chất lượng, đảm bảo quy trình chế biến. Các loại rau xanh, trái cây nên chọn các loại trồng theo phương pháp hữu cơ, chọn những sản phẩm rau quả có bao gói, thùng chứa, dây buộc hợp vệ sinh. Trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm tối thiểu phải có các thông tin của nhà sản xuất, nhà cung cấp, sản phẩm có nguồn gốc từ các đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn hoặc giấy chứng nhận VietGAP để tránh để vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột của trẻ.

Không ăn đồ ôi thiu, chế biến sẵn ngoài đường phố

Hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ; nem chua; nem thịt sống hay thịt chưa chín kỹ, đồ ăn chế biến sẵn ngoài đường phố nên tránh cho trẻ ăn để bảo vệ đường ruột khỏe mạnh. Việc không đảm bảo quy trình sản xuất, bảo quản cũng như chất lượng sản phẩm đầu vào rất dễ tạo điều kiện cho dị vật lẫn vào thức ăn, vi khuẩn phát triển khiến cho chất lượng sản phẩm bị thay đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn

Trong quá trình hoạt động hằng ngày, trẻ nhỏ thường xuyên va chạm vào các bề mặt, phát sinh việc tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các hành động vô tình như đưa vi khuẩn chạm vào mắt, mũi hay miệng hoặc lây truyền vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Do đó, để bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ chúng ta nên hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

Không tự ý sử dụng kháng sinh

Trẻ phải dùng kháng sinh dài ngày hoặc với liều cao cũng sẽ khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, hại khuẩn phát triển quá mức. Do đó chúng ta không tự ý dùng kháng sinh để trị bệnh cho trẻ, trừ khi nhận được chỉ dẫn từ phía bác sĩ

Bổ sung thực phẩm Prebiotic

Bổ sung thực phẩm giàu prebiotic giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Prebiotic là loại thực phẩm giúp nuôi sống các vi khuẩn có lợi trong ruột như các thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ được tiêu hóa và lên men bởi các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, từ đó giúp nuôi sống các vi khuẩn có lợi. Một số các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn, ca cao, rau bồ công anh,…

Probiotics

Probiotics là vi khuẩn sống có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Khi được tiêu thụ, probiotics giúp tăng cường số lượng vi khuẩn có lợi, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giảm vi khuẩn gây hại.

Ăn đa dạng các loại thực phẩm

Ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều trái cây, rau củ giàu chất xơ, vitamin, kali, magie, sắt, đồng, photpho cùng nhiều khoáng chất khác để giúp tạo ra hệ vi sinh vật đa dạng hơn, tạo nhiều vi sinh vật có lợi, giảm vi sinh vật có hại trong đường ruột. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm hun khói, đồ ăn sẵn bởi các loại thực phẩm này không có lợi cho hệ vi sinh đường ruột.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ có nguy hiểm không

Vi khuẩn hệ vi sinh vật đường ruột: gây nhiễm trùng, tiêu chảy

Men tiêu hóa, probiotics, vi sinh vật sống tốt cho hệ tiêu hóa tăng cường sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe men vi sinh tiêu hóa BioGastro-IBS

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác