Sau khi vừa tiêm vaccine Covid-19 vì sao không nên xoa bóp bắp tay
Sau khi vừa tiêm vaccine Covid-19 vì sao không nên xoa bóp bắp tay
Sau khi tiêm vaccine Covid-19 có khoảng 70-80% người sau tiêm cảm thấy nhức, sưng, đau bắp cánh tay ở vị trí tiêm đây là những tác dụng phụ phổ biến thường gặp. Khi cảm thấy đau nhức, sưng tại vị trí tiêm vaccine Covid-19 khá nhiều người thường xoa bóp bắp tay để giảm cảm giác khó chiu, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không xoa bóp ở khu vực đó, tại sao lại như vậy?
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, hàng ngày số ca mắc Covid-19 không ngừng gia tăng. Tiêm phòng vaccine Covid-19 là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. Hiện nay, các loại vaccine được tiêm cho người dân bao gồm: vaccine Pfizer-BioNTech, vaccine Moderna, Johnson & Johnson, vaccine AstraZeneca, vaccine Vero Cell, SPUTNIK V, Comirnaty, Vaccine Janssen …Dù được tiêm loại vaccine nào người dân cần tuân thủ các hướng dẫn của các cán bộ y tế để tối đa hóa khả năng sinh miễn dịch và giẩm các tác dụng phụ của vaccine.
Sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện các phản ứng phụ thường gặp như cứng cơ, đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy,…Theo các chuyên gia y tế, vị trí tiêm vaccnie bị đau nhức là phản ứng sớm cho thấy cơ thể nhận biết vaccine.
Khi được tiêm vaccine cơ thể sẽ coi đó là chấn thương và gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay và làm giãn mạch máu. Các tế bào miễn dịch cũng gây ra chứng viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi cùng một mầm bệnh. Theo các chuyên gia gọi đây là “khả năng gây phản ứng” của vaccine. Một số kích ứng ở cánh tay sau khi tiêm cũng xuất phát từ việc cơ phản ứng với một lượng nhỏ chất lỏng vắc-xin được tiêm.
Tình trạng nhức, sưng, đau bắp cánh tay có thể kéo dài trong nhiều ngày, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên chà xát, véo hoặc xoa bóp vị trí tiêm vaccine vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine Covid-19. Hành động này cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, gây viêm nhiễm, đau mỏi bắp tay. Các chuyên gia cũng đề nghị người sau khi tiêm vaccine tránh xoa bóp chỗ tiêm trong vòng vài giờ sau khi chủng ngừa bởi khi đó vaccine đạt đến nồng độ cao nhất.
Lời khuyên này cũng được áp dụng cho các loại vaccine áp dụng kỹ thuật tiêm bắp khác. Bởi việc xoa tay vào tổ chức da ở chỗ vết tiêm có thể thúc đẩy, làm gia tăng xuất huyết mao mạch dưới da tại chỗ, dễ dẫn đến sưng tụ máu, nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nếu sử dụng tay chưa được sát khuẩn khi xoa vào vết tiêm vi khuẩn, virus gây bệnh có thể theo vết thương chưa kín miệng đi vào cơ thể gây viêm nhiễm tổ chức tại chỗ. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm độc và nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Trước khi tiêm vaccine một số nhân viên y tế sẽ nhẹ nhàng xoa bóp da vùng bắp tay, sát khuẩn bằng cồn trước khi tiêm. Đây là phương pháp thực hành lâm sàng được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, làm mềm và thư giãn các cơ ở tay giúp cho vaccine hiệu quả hơn.
Nếu sau khi tiêm bạn cảm thấy quá đau và bị cứng khớp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như chườm đá, chườm ấm, ngâm nước muối Epsom, tập thể dục nhẹ nhàng, tuyệt đối không xoa bóp cánh tay.
Những hoạt động này sẽ giúp chống lại tác dụng phụ và giảm đau nhanh hơn. Các chuyên gia cũng khuyên những ai nhạy cảm với cơn đau nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở cánh tay không thuận.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Có nên tiêm hai loại vaccine khác nhau cho mỗi mũi tiêm không? Vì sao?
+ Vaccine Covid-19: Quy trình quản lý chất lượng, tác dụng phụ, đảm bảo an toàn, hiệu quả theo WHO
+ Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa COVID-19: Nanocovax, Covivac, ARCT-154
+ So sánh các loại vắc xin COVID-19 nổi bật nhất hiện nay
+ Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở người mắc bệnh thận, chạy thận chu kỳ
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.