Kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19: những trường hợp nào cần khám
Kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19: những trường hợp nào cần khám
Những người mắc Covid-19 có thể khỏi bệnh hoàn toàn nhưng có một số người xuất hiện các vấn đề sức khỏe mới sau khi khỏi bệnh. Những người từng mắc Covid-19 nặng phải nằm hồi sức (ICU), hoặc bị khó thở, có dấu hiệu tăng đông máu, rối loạn tâm thần cần đi kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19.
Những người từng mắc Covid-19 có thể khỏi bệnh hoàn sau vài tuần kể từ khi các triệu chứng mắc Covid-19 xuất hiện nhưng ngược lại những người mắc Covid-19 nặng sau khi khỏi bệnh vẫn gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, xuất hiện các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng sau đó.
Các tình trạng tự miễn của cơ thể xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây viêm hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Mặc dù Covid-19 chủ yếu gây tổn thương phổi, nhưng có thể gây ảnh hưởng kéo dài đối với nhiều cơ quan như tim, gan, não, thận và hệ thống mạch máu của người bị nhiễm Covid-19.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM) cho biết không phải tất cả người nhiễm Covid-19 đều cần khám hậu Covid-19 mà chỉ một vài trường hợp thực sự mắc di chứng sau khi khỏi bệnh, còn lại là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhưng bị nhầm lẫn thành bất thường hậu Covid-19.
Những nhóm người cần phải đi khám sức khỏe hậu Covid-19
Những người mắc bệnh trên nguy cơ cao có cục máu đông
Những người mắc bệnh trên nguy cơ cao có cục máu đông sau khi khỏi bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 để các bác sĩ có thể chẩn đoán thêm tình trạng tăng đông máu để có biện pháp xử trí kịp thời, hoặc lên phương án phòng ngừa
Trường hợp có nguy cơ, dấu hiệu tăng đông, các bác sĩ dựa trên các kết quả xét nghiệm, sẽ kê thuốc chống đông 5-10 ngày, về nhà người bệnh uống thuốc trong một tháng.
Những người mắc bệnh nặng phải nằm hồi sức (ICU)
Những người mắc bệnh Covid-19 trước đó phải nằm điều trị trong phòng hồi sức (ICU), người đã âm tính với virus SARS-CoV-2 nhưng phải chuyển sang khu phục hồi chức năng điều trị tiếp sau khi khỏi bệnh cần đi khám sức khỏe lại.
Bởi những trường hợp này đều sẽ bị di chứng hậu nhiễm, hậu Covid-19 với họ chính là hậu nhiễm trùng nặng. Những người này thở máy nhiều, nằm lâu quá sẽ bị teo cơ, thậm chí phụ thuộc máy thời gian dài khiến phổi bị xơ.
Người mắc Covid đã âm tính có dấu hiệu rối loạn tâm thần
Người bệnh Covid đã âm tính có dấu hiệu rối loạn tâm thần như hoảng loạn, bế tắc các triệu chứng dai dẳng vài tuần, vài tháng cũng cần đi khám, kiểm tra sức khỏe. Nhưng nhiều trường hợp không phải di chứng hậu nhiễm mà do đọc quá nhiều thông tin tiêu cực dẫn đến stress, nhạy cảm quá mức.
Người mắc Covid-19 âm tính, xuất hiện các dấu hiệu sức khỏe: ngộp thở, tức ngực, khó thở
Những người đã mắc Covid-19 có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng đang vận động xuất hiện các dấu hiệu sức khỏe như: ngộp thở, tức ngực, khó thở, vận động kém đi cũng cần đi khám kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19
Nếu trong quá trình tái khám, các bác sĩ phát hiện ra bệnh khác không liên quan đến Covid-19 như hen, suyễn..., người bệnh phải điều trị theo phác đồ để cải thiện tình trạng bệnh lý, sức khỏe.
Nhóm không cần thiết phải đi khám hậu Covid-19
Nhóm không cần thiết phải đi khám hậu Covid-19 là người đã có kết quả xét nghiệm với virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường sau khỏi bệnh.
Các chuyên gia y tế cho rằng sau một trận ốm lớn, dài ngày, hậu sinh đẻ thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài, ho, sốt, đau nhức người, rụng tóc... rất thường gặp, không nghiêm trọng. Do đó, cơ thể sẽ tự điều chỉnh và phục hồi về mức bình thường.
Những người bệnh Covid-19 sau khi khỏi bệnh nếu thở nặng nhọc, đau nhức tay chân, rụng tóc, hồi hộp, đánh trống ngực... có thể tự điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu và tập thở tại nhà.
Đối với tình trạng rụng tóc có thể bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, nhất là kẽm như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, các loại cá, rau xanh, trái cây, rau củ, các loại hạt, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng gà, socola đen,…
Nếu đau cơ xương khớp thì uống thuốc giảm đau, tập luyện tăng cường vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng, làm việc nhà nhẹ nhàng.
Nếu bị mất khứu giác thì tập ngửi tinh dầu 2-3 lần mỗi ngày để khứu giác nhanh trở về lại như bình thường. Trường hợp cơ thể mệt mỏi thì nên cố gắng ngủ đủ giấc, điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, không thức quá khuya, duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau một thời gian cơ thể sẽ trở lại bình thường.
Nếu như qua thời gian dài cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc đã uống thuốc, tập vật lý trị liệu, vitamin, khoáng chất, bổ sung dinh dưỡng song không cải thiện, người bệnh cần đi khám. Bởi theo các bác sĩ các triệu chứng này có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn, như khó thở do lao, hen suyễn, sốt do sốt xuất huyết,... mà cơ thể đang gặp phải
Thay vì mặc định đây là di chứng hậu Covid-19, cần nên coi việc đi khám là một lần tầm soát bệnh định kỳ, tránh bỏ sót các bệnh nguy hiểm khác. Từ đó có chẩn đoán và phương án điều trị bệnh chính xác, phù hợp đối với từng trường hợp.
Những người bệnh Covid-19 sau khi khỏi bệnh có thể thực hiện việc khám sức khỏe hậu Covid-19 ở bất kỳ các bệnh viện nào, các phòng khám y tế. Bên cạnh đó, để phòng trừ lây nhiễm người dân nên thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên lau sạch bề mặt hay chạm vào gồm bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn làm việc, điện thoại, tay nắm, toa-lét, vòi nước và bồn rửa, bàn phím, mặt kệ bếp, luôn luôn che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, súc miệng họng 2 - 3 lần/ngày bằng nước súc miệng hoặc nước muối, tiêm mũi 3 sau hai mũi vaccine cơ bản trước những biến thể của virus
Triệu chứng kéo dài sau khi nhiễm Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống do đó việc kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 giúp đánh giá chức năng các cơ quan, điều trị và dự phòng các yếu tố nguy cơ bệnh lý,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Biến thể Omicron: 20 dấu hiệu cảnh báo nhiễm Omicron
+ Vắc xin Covaxin của Ấn Độ: Những điều cần biết
+ Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên
+ Các loại vắc xin COVID-19: Cách thức hoạt động khác nhau như thế nào
+ Chế độ dinh dưỡng phục hồi cho bệnh nhân Covid-19
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.