Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19

1/24/2022 8:50:00 AM
Những người bị nhiễm Covid-19 sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 nhưng khá nhiều người vẫn xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau nhức người, khó ngủ,…

 

Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19

Những người bị nhiễm Covid-19 sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 nhưng khá nhiều người vẫn xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau nhức người, khó ngủ,…Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19, cần cải thiện các vấn đề sức khỏe, tinh thần hậu Covid-19 đang gặp phải như thế nào?

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập và tấn công vào nhiều tế bào trong cơ thể nhất là các tế bào màng trong của mạch máu, cơ quan hô hấp, kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra các tổn thương do hệ miễn dịch gây ra. Khi đó những người mắc Covid-19 bị virus tấn công tổn thương mạch máu, viêm sưng tế bào phổi khiến bệnh nhân bị viêm phổi. Khi tổn thương mạch máu khớp gối thì bệnh nhân bị đau khớp, đau khi vận động các khớp. Khi tổn thương các mạch máu li ti vùng não, bệnh nhân có thể mất trí nhớ hay chậm suy nghĩ. Thậm chí người mắc Covid-19 cũng có thể bị rối loạn cương dương (ED) khi mạch máu vùng sinh dục bị tổn thương. Khi các tổn thương liên quan đến mạch máu xuất hiện thì quá trình hồi phục mất nhiều thời gian, các triệu chứng hậu Covid-19 nặng hay nhẹ cũng tùy vào mắc Covid-19 nặng hay nhẹ (vào bệnh viện hay khoa ICU)

Những người từng mắc Covid-19 có thể khỏi bệnh hoàn sau vài tuần kể từ khi các triệu chứng mắc Covid-19 xuất hiện nhưng ngược lại những người mắc Covid-19 nặng sau khi khỏi bệnh vẫn gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, xuất hiện các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng sau đó.

Những người từng mắc Covid-19 nặng phải nằm hồi sức (ICU), có thể phải dùng máy thở, thuốc kháng virus, thuốc ức chế hệ miễn dịch, hay dùng thuốc trụ sinh do nhiễm trùng chéo…Tất cả điều này đều có thể dẫn đến các tổn thương khác.

Khi người mắc Covid-19 nằm viện một vài ngày đã có thể làm cơ bắp yếu đi thời gian nằm viện kéo dài có thể làm teo cơ. Đặc biệt là bệnh nhân thở máy càng làm hệ cơ xương yếu đi, khả năng đi lại yếu hẳn sau khi phục hồi COVID-19. Một số các thuốc kháng virus hay thuốc ức chế có thể gây tác dụng phụ lên gan hoặc thận. Thuốc steroid có thể làm nặng thêm các bệnh nền như đái tháo đường hay tăng huyết áp.

Cải thiện sức khỏe hậu Covid-19

Các triệu chứng hậu Covid-19 cần cải thiện càng sớm càng tốt, cần thời gian điều trị lâu dài không thể ngày một ngày hai là có thể cải thiện được ngay. Điều này là giúp giảm các tổn thương, ngăn ngừa các tổn thương lâu dài có thể gây ra cho sức khỏe. Do đó, để cải thiện các vấn đề sức khỏe sau khi hồi phục Covid-19 hãy thực hiện theo các phương pháp sau đây:

Cải thiện vấn đề ho mãn tính hậu Covid-19

Khá nhiều người mắc Covid-19 tổn thương phổi do COVID-19 bị ho lâu hay ho có đờm sau khi phục hồi bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ho như benzonatate, thuốc xịt proair, thuốc chống đờm mucinex, hay các thuốc khác để làm tăng đường thở. Tuy nhiên, cần kết hợp tập thở và thuốc ho để trị dứt ho mạn tính.

Cải thiện vấn đề khó thở hậu Covid-19:

Bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như hít sâu thở ra chậm. Có thể tập thở bất cứ lúc nào: Khi ngồi, nằm, khi tập đi bộ, kết hợp dùng máy thổi Spirometry… Các bài tập thiền (meditation) cũng giúp bệnh nhân thở chậm và thở sâu, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

Cải thiện vấn đề tim đập nhanh hậu Covid-19:

Nhiều bệnh nhân bị tim đập nhanh, loạn nhịp, mất nhịp sau khi phục hồi COVID-19. Qua thăm khám, kiểm tra, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, kiểm tra siêu âm tim, xem kết quả điện tâm đồ. Sau đó có thể có thể kê đơn thuốc giảm nhịp tim. Bệnh nhân cần kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng, từ từ để cải thiện nhịp tim.

Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19

Cải thiện vấn đề mệt mỏi và yếu sức hậu Covid-19:

Tập thể dục từ từ để tăng sức bền và sức mạnh của cơ bắp chân tay, đặc biệt dành cho các bệnh nhân trở về từ bệnh viện hay khoa ICU.

Các bài tập tạ nhẹ kết hợp với tập thở có thể giúp cải thiện sự mệt mỏi. Nếu mệt mỏi dai dẳng, bệnh nhân nên gặp bác sĩ chuyên khoa tim hay phổi để tìm nguyên nhân mệt mỏi kéo dài.

Cải thiện vấn đề mất mùi/mất vị hậu Covid-19:

Dùng các bài tập nhớ mùi hay nhớ vị để cải thiện dần triệu chứng này.

Cải thiện vấn đề rụng tóc hậu Covid-19:

Phần lớn tóc rụng sau khi mắc COVID-19 là do chúng ta bị lo lắng và stress. Do đó, sau một thời gian tóc sẽ mọc lại tóc trong vài tuần hay vài tháng sau khi hết bệnh. Có thể dùng các thuốc kết hợp như rogaine để xịt kích thích tóc mọc.

Cải thiện vấn đề đau nhức khớp hậu Covid-19:

Dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen (nếu không bị đau dạ dày, bệnh lý ở thận) hoặc acetaminophen để giảm đau.

Sau đó tập vật lý trị liệu để điều trị phục hồi cho khớp bị đau. Với bệnh nhân cao tuổi, các bài tập phục hồi đau khớp do COVID-19 có thể lâu hơn, do đó cần kiên trì luyện tập, luyện tập thường xuyên.

Cải thiện vấn đề da nổi mẩn hậu Covid-19:

Da nổi mẩn hậu Covid-19 thường là các bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay hay dị ứng. Tình trạng này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thoa ngoài da và bệnh sẽ khỏi.

Một số bệnh nhân COVID-19 có mắc các bệnh tim, bệnh phổi, bệnh đau khớp… có thể gặp những triệu chứng tương tự các triệu chứng hậu COVID-19. Để biết chắc chắn các triệu chứng này là do bệnh lý mạn tính của mình gây ra hay triệu chứng hậu COVID-19, bệnh nhân cần đi kiểm tra sức khỏe, gặp bác sĩ để được khám tìm ra nguyên nhân gây mệt mỏi.

Bệnh nhân mắc đái tháo đường, tăng huyết áp cần kiểm tra đường huyết, chỉ số huyết áp… để kiểm soát tốt các bệnh lý này.

Cải thiện vấn đề mất trí nhớ, giảm tập trung, mau quên:

Để trị mất trí nhớ, giảm tập trung, mau quên hãy đọc sách, chơi các trò chơi kích thích trí nhớ như đánh cờ, học thêm các môn khác như nấu ăn, làm bánh. Giữ cho não bộ hoạt động trở lại bằng các kích thích phản xạ lành mạnh.

Cải thiện vấn đề tâm lý sau khi hậu Covid-19

Sau khi khỏi Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 nhiều người có cảm giác lo lắng, trầm cảm, hay cô đơn. Nỗi sợ hãi vì bệnh, đau thương, mất mát vì người thân trong đại dịch và lo lắng về tương lai bất định phía trước làm nhiều bệnh nhân càng thêm stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân, hay hoảng sợ, lo lắng,…

Do đó để cải thiện vấn đề sức khỏe này có thể cần dùng thuốc điều trị. Nhưng các thuốc chữa trị tâm lý và tâm thần sau khi Covid-19nên dùng vừa phải, tránh để bệnh nhân trở nên nghiện thuốc.

Các trị liệu tâm lý bao gồm trị liệu giao tiếp, tư vấn, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ về các triệu chứng COVID-19, các biện pháp hồi phục triệu chứng để giảm bớt lo âu.

Chế độ dinh dưỡng hậu Covid-19

Khi mắc covid-19 cơ thể huy động mọi nguồn lực để chống lại bệnh. Do đó khi bình phục trở lại mọi năng lượng gần như đã cạn kiệt xây dựng một chế độ ăn hợp lý là cần thiết lúc này. Chúng ta cần ăn nhiều hơn, uống nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi. Việc khôi phục khả năng miễn dịch sau mắc bệnh covid-19 là vô cùng quan trọng. Cơ thể lúc này cũng cần nhiều dinh dưỡng (từ protein thực phẩm) để hỗ trợ hệ thống miễn dịch sửa chữa các mô tổn thương trong cơ thể. Vitamin và các khoáng chất là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.

Trong thời gian bị bệnh hoặc khi lành bệnh quý vị sẽ nhận thấy rõ ràng của việc giảm cân hoặc cơ bắp nhỏ hơn, yếu hơn nhiều. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý trong giai đoạn này là rất quan trọng. Những gì chúng ta ăn uống không có thể chống lại bệnh nhưng có thể làm tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi cơ thể nhanh chóng sau khi nhiễm bệnh.

Hệ thống miễn dịch đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng sau thời gian dài cạn kiệt vì bệnh covid-19. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh, cân bằng, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau, trái cây, các loại hạt và thực phẩm nguồn động vật là cần thiết.

Chọn các sản phẩm non như rau mầm

Rau mầm có hàm lượng protein, folate, magiê, phốt pho, mangan và vitamin C và K cao hơn so với các loại thực vật không có mầm mống vì quá trình nảy mầm làm tăng mức dinh dưỡng. Bệnh nhân covid nhất thiết nên sử dụng rau mầm trong chế độ ăn của mình vì chúng cung cấp số lượng lớn hơn các axit amin quan trọng, giúp chúng dễ tiêu hóa hơn và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu protein của cơ thể. Quá trình nảy mầm dường như làm giảm chất kháng dinh dưỡng trong khi tăng chất chống oxy hóa, cho phép cơ thể phục hồi nhanh hơn

Chọn loại thực phẩm có lượng protein/năng lượng cao hơn

Ăn các loại hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, ngô, gạo, các loại đậu như đậu đỏ nhiều trái cây tươi, rau quả tươi, một số thực phẩm từ nguồn động vật (ví dụ như thịt, cá, trứng, sữa…).

Bổ sung thêm món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ (ví dụ: sữa chua, sữa trứng, cơm bánh pudding hoặc pho mát) để cung cấp thêm cho cơ thể năng lượng, protein bổ sung mà cơ thể cần. Mục tiêu có ít nhất ba khẩu phần chất đạm hàng ngày

Bổ sung các loại thịt đỏ ăn cỏ

Axit amin có rất nhiều trong các loại thịt đỏ ăn cỏ như thịt cừu

Thịt cừu đỏ từ những động vật được nuôi bằng cỏ trồng hữu cơ và được nuôi dưỡng mà không sử dụng hóa chất hoặc hormone có nhiều axit amin và nhiều yếu tố chữa bệnh đường ruột, tất cả đều có lợi sau COVID-19. Nó chứa đầy vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên nó chỉ có thể là một vấn đề nếu bạn có rất nhiều nó và không có loại rau nào để đi cùng với nó.

 Đồ uống bổ sung

Đồ uống bổ sung có thể hữu ích nếu quý vị ăn ít hơn bình thường do chán ăn, khó thở hoặc mệt mỏi. Quý vị có thể hỏi y tá hoặc bác sĩ hoặc một chuyên gia dinh dưỡng để có thể tư vấn các loại thức uống bổ sung phù hợp nhất; phần lớn trong đó không có lactose.

Cá là một nguồn protein tuyệt vời

Không chỉ protein mà cá là nguồn cung cấp tuyệt vời các axit béo omega-3 chất lượng cao cũng như vitamin D B2 (riboflavin), canxi, phốt pho, các khoáng chất như sắt, kẽm, iốt, magiê và kali dễ tiêu hóa và cũng chống viêm.

Uống nhiều nước hơn.

Đặt mục tiêu cho bản thân uống hai lít nước mỗi ngày có thể đến từ súp, bổ uống bổ sung, sữa, nước trái cây, nước canh. Nên uống xa bữa ăn vì nếu uống trước hoặc trong bữa ăn quý vị sẽ không thấy gon miệng khi ăn nữa.

Ăn thường xuyên hơn với các bữa nhỏ

Ăn ít một nhưng đảm bảo bữa đủ dinh dưỡng. Chọn thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt, ăn chậm, cắn miếng nhỏ, nhai kỹ. Ngồi dậy ăn và hít thở sâu hơn.

Để có được cảm giác ngon miệng

- Thử các thức phẩm để tìm ra loại giúp quý vị có được vị giác tốt hơn, ăn ngon hơn

- Chăm sóc răng miệng thường xuyên

- Nếu miệng khô hãy thử ngậm kẹo trái cây, kẹo đá, bạc hà hoặc kẹo cao su vì chúng có thể kích thích tiết nước bọt.

- Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc bổ sung thêm các gia vị quý vị thích ví dụ như tiêu, ớt, ngọt, mặm…nếu chúng giúp quý vị ngon miệng hơn, vượt qua cảm giác buồn nôn

Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ. Tránh đồ ăn, uống đồ uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia; Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng; Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19: những trường hợp nào cần khám

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên

+ Chế độ dinh dưỡng phục hồi cho bệnh nhân Covid-19

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang suy yếu dễ bị vi khuẩn, virus tấn công

Covid-19 tấn công phổi như thế nào? Làm sao để hạn chế tổn thương phổi

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác