Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ
Các nhà nghiên cứu đã khám phá rằng một số loại vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ, nguy hiểm cho sức khỏe.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một trong những bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện, sơ cứu và điều trị kịp thời. Đây là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nứt vỡ, gây chảy máu trong não Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ bao gồm người cao tuổi, bệnh tim, cơ tim giãn nỡ, bệnh van tim, rung nhĩ, bệnh tim bẩm sinh người tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu người hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ, nghiện rượu, hút thuốc lá, ít hoạt động thể chất, sử dụng ma túy (cocaine, methamphetamine)…
Khi cơ thể bị đột quỵ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đột nhiên khó khăn trong việc giữ thăng bằng, phối hợp các chi của cơ thể, mắt mờ, mất thị lực hoặc bị mờ cả hai mắt, khuôn mặt méo xệ một bên, miệng méo sụp xuống, tê cánh tay, tay yếu, không giơ tay lên được, một bên yếu hơn bên còn lại, nói chuyện khó khăn, bị ngọng, nói không lưu loát, không nói được…. Nếu không được phát hiện, cấp cứu kịp thời cơ thể sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như: liệt ở một bên cơ thể đối diện với bên não bị tổn thương, đi lại vận động cơ thể khó khăn, khó nói, khó nuốt, ảnh hưởng khả năng giữ thăng thằng, tư thế của cơ thể, rối loạn cảm giác, mất kiểm soát nhu động ruột, rối loạn tiểu tiện, rối loạn khả năng nói, viết, hiểu ngôn ngữ, mất khả năng nói, mất trí nhớ, rối loạn cảm xúc,… thậm chí nếu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell Host & Microbe, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mối liên kết ruột-não, cho thấy chất chuyển hóa do vi khuẩn đường ruột tạo ra có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và làm suy giảm khả năng phục hồi sau khi đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào một hợp chất gọi là TMAO (trimethylamine N-oxide), được sản xuất trong ruột khi một số vi khuẩn tiêu hóa các sản phẩm động vật như thịt đỏ. Trước đó, các nhà nghiên cứu đã liên kết nồng độ trimethylamine N-oxide trong máu cao với bệnh tim và lão hóa
Mặc dù trimethylamine N-oxide có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ, nhưng nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên khám phá mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và đột quỵ, qua trung gian là sản xuất TMAO.
Để xác nhận mối liên hệ giữa TMAO và mức độ nghiêm trọng của đột quỵ. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu lấy mẫu phân từ hai đối tượng người khác nhau, một người có mức TMAO cao liên tục và người kia có mức TMAO thấp. Những mẫu phân này sau đó được cấy vào mô hình chuột không có vi khuẩn và những con vật này bị đột quỵ. Kết quả cho thấy mức độ nghiêm trọng của đột quỵ giữa hai mô hình động vật là rất đáng kể. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho biết thêm: chỉ cần cấy ghép vi khuẩn đường ruột có khả năng tạo ra TMAO là đủ để gây ra sự thay đổi sâu sắc về mức độ nghiêm trọng của đột quỵ.
Khi tập trung vào các vi khuẩn chịu trách nhiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một loại enzyme có tên CutC, được sản xuất bởi các vi khuẩn đường ruột cụ thể, đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất TMAO. Khi gen vi khuẩn đường ruột mã hóa cho CutC bị vô hiệu hóa, mức độ nghiêm trọng của bệnh đột quỵ ở động vật giảm đáng kể, khẳng định vai trò của vi khuẩn đường ruột dường như đang đóng trong quá trình này.
Các nhà nghiên cứu cũng khám phá liệu cơ chế này có ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau đột quỵ hay không. Nhìn vào các kết quả ngắn hạn và dài hạn trong các mô hình động vật, nghiên cứu mới cho thấy mức TMAO thực sự làm suy giảm chức năng sau đột quỵ và việc tắt CutC một lần nữa lại cải thiện những kết quả lâu dài đó.
Vẫn chưa rõ chính xác TMAO ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của đột quỵ như thế nào và các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về các cơ chế cơ bản này. Nhưng trong ngắn hạn, các nhà nghiên cứu cho rằng can thiệp bằng chế độ ăn uống kết hợp tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ,… có thể là phương pháp tốt nhất.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi
Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp
Cách phòng ngừa mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như thế nào?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.