Vaccine Vero Cell: Những điều cần biết
Vaccine Vero Cell: Những điều cần biết
Vaccine Vero Cell được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp tiêm phòng cho người dân trong thời điểm dịch vẫn diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm Covid-19 mới. Nhưng khá nhiều người dân chưa nắm rõ về loại vaccine này nên còn tâm lý e ngại, lo lắng.
Những điều cần biết về vaccine Vero Cell
Vaccine Vero Cell là loại vaccine phòng ngừa Covid-19 do Công ty Sinopharm, Trung Quốc sản xuất, đây là loại vaccine phòng bệnh do virus SARS-CoV-2.
Vaccine Vero Cell cũng giống như một số loại vaccine phòng ngừa Covid-19 như: vaccine AstraZeneca, vaccine Pfizer, vaccine Sputnik V, vaccine Moderna,…được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm. Mỗi một lọ vaccine Vero Cell chứa 01 liều vaccine, mỗi liều liều (0,5 ml), thành phần của vắc xin này được bổ sung hydroxit nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Vào thời điểm cuối năm 2019 sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc và lây lan ra khắp các nước trên thế giới. Vào đầu tháng 2/2020 Viện cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm đã tiến hành nghiên cứu vaccine Covid-19 bằng công nghệ bất hoạt,
Sau các cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm các cuộc thử nghiệm thành công trên động vật. Vào cuối tháng 4/2020 vaccine phòng ngừa Covid-19 này được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn tiến hành thử nghiệm trên người.
Vào tháng 6/2020, vaccine bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất Bahrain (Ba-ranh), Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina
Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vaccine Covid-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.
Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với vaccine này, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 79.34%; tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa là 99,52%.
Ngày 1/4/2021, Bộ Y tế Hungary giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc được ban hành bởi Cơ quan quản lý dược Châu Âu - là một cơ quan trực thuộc liên minh Châu Âu EU, chịu trách nhiệm về đánh giá khoa học, kiểm tra và giám sát an toàn các loại thuốc trong EU, Sinopharm là doanh nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được cấp chứng nhận này.
Ngày 7/5/2021, vaccine COVID-19, là vaccine thứ 6 trên thế giới được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp.
Ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%, vaccine Vero Cell, đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Tại Việt Nam, vaccine Vero Cell là vaccine thứ 3 được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp từ ngày 3/6/2021 sau AstraZeneca và Sputnik V.
Công nghệ bất hoạt
Loại vaccine này sử dụng công nghệ bất hoạt. Công nghệ bất hoạt là công nghệ truyền thống từ lâu đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất vaccine chẳng hạn như vaccine ngừa bệnh dại. Công nghệ bất hoạt chính là sử dụng các phần tử virus đã bị vô hiệu hóa để kích hoạt việc sản sinh ra kháng thể chống lại virus corona. Virus đã bị bất hoạt trước khi được tiêm vào cơ thể, do đó người được tiêm sẽ không mắc Covid-19 do tiêm vaccine.
Bảo quản vaccine Vero Cell
Bảo quản vaccine Vero Cell ở 2ºC– 8ºC và không được để đông băng vacine. Lọ vaccine chưa mở bảo quản ở 2ºC– 8ºC, hạn sử dụng của vaccine Vero Cell là 2 năm kể từ ngày sản xuất, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Lọ vaccine đã mở chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ kể từ khi mở và được bảo quản ở 2ºC–8oC.
Chỉ định tiêm phòng vaccine
Vaccine Vero Cell chỉ định tiêm phòng cho người dân từ 18 tuổi trở lên, lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Liều lượng tiêm 0,5ml, tiêm bắp tay.
Những người dân có bệnh nền, người hơn 60 tuổi, phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú vẫn được tiêm phòng. Nhưng trước khi tiêm phòng vaccine, những đối tượng này cần được tiến hành khám kỹ, sàng lọc trước khi tiêm, sau khi tiêm ở lại 30 phút theo dõi kỹ các phản ứng.
Chỉ có những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine thì chống chỉ định không nên tiêm. Người có thân nhiệt hơn 38,5 độ C cũng nên hoãn tiêm chủng cho đến khi hết sốt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Phản ứng cơ thể sau khi tiêm vaccine Vero Cell
Sau khi tiêm vaccine cơ thể cũng có phản ứng từ nhẹ đến trung bình, tồn tại trong thời gian ngắn gồm có: đau ở chỗ tiêm, sưng, cứng, ngứa, không phổ biến đỏ. Phản ứng toàn thân phổ biến nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa.
Trên đây là những phản ứng thông thường sau khi tiêm phòng vaccine, những dấu hiệu mà cơ thể thường gặp ngày cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vaccine, cụ thể là kháng nguyên. Do đó, sau khi tiêm các phản ứng sau khi tiêm phổ biến, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt cho thấy vaccine đang hoạt động, giúp cơ thể chống lại virus, các phản ứng sẽ tự biến mất sau 2-3 ngày. Nhưng tùy vào mỗi người mà sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 sẽ có những phản ứng khác nhau, không ai giống ai.
Tiêm chủng đồng thời cùng các vaccine khác
Hiện nay chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vaccine Vero Cell với vaccine phòng ngừa Covid-19 khác. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vaccine . Để bảo vệ cơ thể, phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra, nên tiêm vaccine phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với tiêm chủng các vaccine phòng bệnh khác.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Tiêm vaccine Pfizer mũi thứ 3 sẽ gặp tác dụng phụ phổ biến nào?
+ Kinh nghiệm đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, hướng dẫn theo dõi sau tiêm
+ Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa COVID-19: Nanocovax, Covivac, ARCT-154
+ Vắc xin COVID-19 tăng cường kháng thể, ngay cả ở những người có hệ miễn dịch yếu
+ Triệu chứng, chẩn đoán, phòng và điều trị khi nhiễm biến thể Delta
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.