Kinh nghiệm đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, hướng dẫn theo dõi sau tiêm
Dưới đây là kinh nghiệm thực tế và những điều lưu ý mà rất nhiều người đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mắc phải, gây mất thời gian cho người tiêm, cán bộ y tế. Suckhoecuocsong.vn viết bài này với mong muốn giúp mọi người không bỡ ngỡ khi đến cơ sở tiêm chủng, mọi việc thuận lợi, diễn ra đúng qui trình, nhanh chóng, an toàn.
TRƯỚC KHI ĐẾN TIÊM LƯU Ý
1. Mang đầy đủ giấy CMND/CCCD và thẻ Bảo hiểm y tế khi đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19
Hiện nay Việt Nam vẫn yêu cầu người được tiêm phải mang theo Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân và thẻ Bảo hiểm y tế trình cho bộ phận hành chính trước khi tiêm. Nếu quên người được tiêm có thể phải quay về lấy gây mất thời gian, do đó người tiêm cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu.
Đối với các cơ quan, những người tiêm theo danh sách cơ quan thuộc nhóm đối tượng ưu tiên, có thể bước này được bỏ qua do BTC đã thẩm định danh sách với cơ sở tiêm chủng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì chúng ta vẫn nên chuẩn bị đầy đủ lỡ bị yêu cầu xuất trình.
2. Mang theo bút và điện thoại có kết nối Internet khi đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19
Mang theo cây bút cho riêng mình để điền thông tin vào các tờ khai. Tình hình dịch bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm tốt nhất chúng ta nên dùng riêng hơn nữa để không phải đi mượn, hoặc tìm bút, do đó chúng ta nên chuẩn bị trước
Nếu các tờ khai đã nhận qua email, người được tiêm nên in sẵn và ghi ở nhà để nhanh chóng được giải quyết tiêm, tránh tụ tập đông người. Khi điền thông tin tờ khai bệnh thì chỉ ghi thông tin cá nhân, không khai báo bệnh trước vì đây là phần của bác sĩ. Nếu ai lỡ khai trước thì phải kê khai lại mới được nộp hồ sơ ở vòng 1.
Điện thoại kết nối internet là cần thiết để có thể khai báo online và chụp lại kết quả khai báo để trình Ban tổ chức trước khi vào khu vực tiêm.
3. Mang theo một chai nước khi đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19
Sau khi nộp hồ sơ thì sẽ đến lượt đo nhiệt độ.
Chúng ta nên uống vài ngụm nước và nghỉ ngơi trước khi vào đo nhiệt độ. Nhiều người, sau thời gian đi đường xa, cơ thể dễ bị tăng nhiệt độ hơn so với bình thường. Nếu người nào có nhiệt độ cơ thể cao hơn mức chuẩn thì sẽ phải ra ngoài đi lại để hạ nhiệt về mức chuẩn thì mới được vào vòng tiếp. Thực tế có khá nhiều người tăng nhiệt độ hơn ngưỡng khi đo lần đầu, và thế là phải tốn thời gian chờ đợt cho bản thân và của BTC
4. Tâm lý bình tĩnh trước khi đo huyết áp và nhịp tim khi đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19
Sau vòng đo nhiệt độ, người được tiêm sẽ được chuyển hồ sơ xếp hàng chờ để đo nhịp tim và huyết áp. Đây là khâu sàng lọc mà rất nhiều người sẽ phải chờ lâu mới được vào vòng trong. Có người kiểm tra 3-4 lần sau khi ra nơi thoáng mát nghỉ ngơi mới đạt. Thậm chí, nhiều người phải đi về vì không thể đủ tiêu chuẩn ở giai đoạn này. Những ai mà có tiền sử về huyết áp hay nhịp tim nhanh thì nên tìm cách hạ trước khi đi tiêm.
Chú ý là uống cà phê cũng là nguyên nhân khiến nhiều người không đủ tiêu chuẩn ở vòng này vì nhịp tim quá nhanh. Không nên uống cà phê hay chất kích thích tăng nhịp tim khác trước buổi đi tiêm.
5. Kiểm tra tiền sử bệnh và khám tim, phổi
Sau vòng đo huyết áp và nhịp tim, bác sỹ sẽ hỏi người tiêm về các tiền sử bệnh, dị ứng….khám tim, phổi...
Người tiêm ký vào tờ khai phiếu sàng lọc trước tiêm chủng ngừa COVID-19. Vào phòng tiêm
SAU KHI TIÊM CHỦNG NGỪA VẮC XIN COVID-19
Người được tiêm ở lại khu vực theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng tiêm chủng. Nộp lại hồ sơ cho các bộ y tế tại khu vực bàn khám sau tiêm.
Kiểm tra lại sức khỏe: bác sĩ sẽ đo huyết áp, bắt mạch hỏi triệu chứng sau tiêm VÀ KÝ XÁC NHẬN BẠN ĐÃ ĐƯỢC TIÊM
Trường hợp xuất hiện sớm những phản ứng ngay sau tiêm cần báo ngay cho nhân viên y tế: Khó chịu, buồn nôn, phát ban nhiều, ngứa họng hoặc có những dấu hiệu bất thường khác
LƯU Ý SAU TIÊM NGỪA VẮC XIN COVID-19
- Phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng, đỏ, ngứa tại vị trí tiêm
Phản ứng của cơ thể (vài giờ sau khi tiêm): Đau đầu, đau cơ, đau mỏi toàn thân hoặc đau tại một vùng nào đó, buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao hoặc có sốt nhẹ….
Đây là những biểu hiện bình thường của cơ thể.
- Hướng dẫn xử trí những phản ứng thông thường và nhẹ của cơ thể
Không xoa bóp, sở nắn hoặc đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm
Nếu sốt trên 38oC hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp có thể uống Paracetamol viên 500mg, uống liều 10-15 mg/kg (nếu không bị dị ứng: Người lớn tùy theo cân nặng có thể uống 1-2 viên 500mg/lần). Nếu vẫn còn sốt có thể dùng liều paracetamon như trên cách 4-6 tiếng. Không được dùng quá 03g/ngày. Lưu ý uống thêm nhiều nước.
Trường hợp có dị ứng nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng như Telfast uống ngày 1-2 viên hoặc Loratadin viên 10mg uống một viên/ngày.
Đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nghiêm trọng sau đây:
- Ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi
- Ngứa họng, căng cứng, tắc nghẹn họng, họng khản đặc
- Sưng phù mi mắt
- Sưng phù tím tái mặt, nổi ban đỏ trên da
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột, đau bụng
- Khó thở, thở dốc
- Ho, thở khò khè cảm giác nghẹt thở
- Bắt mạch yếu, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã, tay chân co quắp.
- Biểu hiện của huyết khối: (Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày 28 sau tiêm)
Đau đầu dai dẳng, dữ dội; co quắp; nhìn mờ hoặc nhìn đôi; đâu ngực khó thở; đau bụng, nhức và sưng phù hai chân; xuất huyết bất thường. các biểu hiện này rất hiếm gặp.
Trên đây là những kinh nghiệm đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, hướng dẫn theo dõi sau tiêm. Luôn tuân thủ qui tắc 5K của Bộ Y tế để giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.