Truyền máu có lây nhiễm Covid-19?
Trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin lan truyền rằng hiến máu có thể làm lây truyền virus corona thông qua đường máu khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Để làm sáng tỏ vấn đề này hãy nghe ý kiến của chuyên gia huyết học về vấn đề truyền máu có lây nhiễm Covid-19.
Các tài liệu ghi chép các dịch bệnh do virus gây ra như: SARS, MERS, Covid-19 đều chưa cho thấy bằng chứng về việc các virus đường hô hấp có khả năng lây truyền qua đường máu.
Theo như báo cáo của WHO năm 2003 chỉ ra rằng không ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm virus SARS-CoV do truyền các chế phẩm máu trong đại dịch SARS diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới vào năm 2002 – 2003
Trước đó vào ngày 1/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy dù đã tìm thấy các đoạn RNA của virus SARS-CoV-2 trong máu của các bệnh nhân có triệu chứng mắc COVID-19 nhưng không có nghĩa là có nguy cơ lây nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định các virus lây truyền qua đường hô hấp chưa được ghi nhận có khả năng lây truyền qua đường máu.
Khi khám tuyển người hiến máu bên cạnh áp dụng các biện pháp sàng lọc thường quy khi khám tuyển người hiến máu để hạn chế các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp hoặc sốt, các trung tâm truyền máu có thể trì hoãn hiến máu đối với những trường hợp được chẩn đoán nhiễm COVID-19 hoặc có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC) và Hiệp hội các ngân hàng máu Hoa Kỳ (AABB) chỉ khuyến cáo trì hoãn hiến máu 21 ngày đối với những người trở về từ vùng dịch và những người khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 kể từ thời điểm không còn nhiễm virus này. Khuyến cáo này cũng tương tự như ECDC và AABB đã áp dụng cho dịch SARS và MERS trước đây.
AABB, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hiện không đưa ra khuyến cáo là cần phải làm xét nghiệm sàng lọc vi rút SARS-CoV-2 giống như chúng ta phải sàng lọc những virus khác.
Chưa có bất kỳ trường hợp nào lây nhiễm các loại vi rút đường hô hấp bao gồm cúm, MERS, SARS hoặc SARS-CoV2 qua đường truyền máu trong vòng 2 thập kỷ qua. Mặc dù vậy, một số cơ sở truyền máu ở Hoa Kỳ cũng đã áp dụng trì hoãn 28 ngày với những người có tiền sử đi tới vùng dịch COVID-19 kể từ thời điểm rời khỏi vùng dịch.
Để đảm bảo đủ nguồn máu cung cấp cho những người bệnh vào ngày 3/3/2020 Nhóm Đặc trách liên ngành của AABB về ứng phó thảm họa và khủng bố đã kêu gọi khẩn cấp những người dân khỏe mạnh, đủ điều kiện sức khỏe giữ lịch hện hiến máu. Bởi nhiều cơ sở truyền máu ở Hoa Kỳ đang đối mặt với tình trạng khan hiếm máu, máu dự trữ chỉ đáp ứng được từ 3 đến 5 ngày. Khiến cho hàng chục lịch hiến máu đã bị hủy, nhiều người dân đã hẹn nhưng không đến hiến máu
Đại diện Trung tâm máu Vitalant cho biết họ chỉ có thể đảm bảo cung cấp máu cho những người bệnh thật sự cần trong vòng 4 ngày; nhiều nhóm máu chỉ đáp ứng dưới 50% so với nhu cầu.
Tuyên bố của AABB cũng nhấn mạnh người khỏe mạnh không có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua việc hiến máu hoặc truyền máu. AABB sẽ phối hợp chặt chẽ với FDA và CDC để tăng cường các biện pháp đảm bảo nguồn cung cấp máu trong thời gian tới.
Suckhoecuocsong.vn/ Nguồn: Lá chắn virus Corona
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.