Top 3 loại rau là thuốc quý ít người sử dụng

4/16/2025 8:25:00 AM
Có những loại rau vừa được sử dụng làm thực phẩm nhưng vừa có thể dùng làm thuốc để trị bệnh nhưng ít người sử dụng, thậm chí coi chúng là cỏ dại thường bị nhổ bỏ đi.

 

Có những loại rau vừa được sử dụng làm thực phẩm nhưng vừa có thể dùng làm thuốc để trị bệnh nhưng ít người sử dụng, thậm chí coi chúng là cỏ dại thường bị nhổ bỏ đi.

Rau cúc tần

Rau cúc tần thường được cắm làm hàng rào nhưng đây là loại rau, vị thuốc quý. Rau cúc tần có tên gọi khác là rau đại bi, đại ngải, hoa mai não, lức ấn, băng phiến ngải… từ xưa chúng được dùng để tạo ra nhiều món ăn dân giã như bánh nếp cúc tần, cá diếc om lá cúc tần, não heo hầm lá cúc tần, cháo thịt lợn lá cúc tần,…

Trong Đông y, rau cúc tần có vị đắng, tính mát, quy kinh vào phế và thận nên được sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, tăng cường hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng hay được sử dụng để cải thiện chứng bí tiểu, tiểu gắt, điều trị các triệu chứng thấp khớp, đau nhức xương khớp, cải thiện căng thẳng, mệt mỏi, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng, tiêu đờm, cầm máu,..

Cây cúc tần chứa hàm lượng tinh dầu cao cùng các thành phần như: sắt, caroten, protein, xenluloza, vitamin C, canxi, lipid,... Đồng thời, tinh dầu trong lá cúc tần có chứa camphor, borneol, limonen, cineol,... nếu pha loãng trong polyethylene glycol thì có thể tiêu diệt một số chủng vi nấm, vi khuẩn thường gặp như Candida albicans, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Microsporum gypseum,...

Đặc biệt, rễ của loại cây này có chứa chất có khả năng gây ức chế tác nhân gây sưng phù khớp. Hoạt chất ꞵ-sitosterol và stigmasterol trong cây cúc tần có thể điều trị tiểu đường, trung hòa nọc độc của loài rắn.

Top 3 loại rau là thuốc quý ít người sử dụng

Rau xuyến chi

Xuyến chi là loại cây khá quen thuộc với nhiều người, chúng thường bị nhổ bỏ đi để tránh gây hại cho cây trồng, nhưng loài cây này lại vừa làm rau ăn được vừa có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Rau xuyến chi còn được biết đến với tên gọi khác là cúc vệ đường, hoa đường tàu, tên khoa học là Bidens Pilosa. Chúng thường sinh trưởng ở ven đường, đồng ruộng, vườn canh tác,… Phần ngọn non của rau xuyến chi có thể sử dụng để làm thực phẩm, chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Nên khi ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nhờ giàu các chất chống oxy hóa nên sẽ giúp chống lại các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các căn bệnh như bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, làm đẹp da, ngăn ngừa huyết áp cao, chống viêm, chữa bệnh sốt rét, kháng khuẩn, có lợi cho sức khỏe tim mạch,…

Đặc biệt, rau xuyến chi có chứa lượng lớn chất xơ nên khi ăn sẽ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường quá trình đào thải cholesterol, hạn chế tích tụ chất béo và giảm mỡ bụng hiệu quả.

Trong Đông y loại rau dại này có vị đắng, tính bình nên khi sử dụng sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu tụ. Phần hoa, thân, lá của chúng có thể sử dụng làm thuốc để trị một số bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét.

Cỏ thài lài

Cỏ thài lài hay rau trai thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, bị nhổ bỏ để trồng những loại rau, cây ăn trái khác. Nhưng ít ai biết được rằng loại rau dại này chứa nhiều dưỡng chất quý có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ phòng trừ nhiều bệnh.

Trong Đông y, cây thài lài có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh nên được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng… hay giải nhiệt cơ thể, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Hay như phần lá non, ngọn non của cây có thể làm rau luộc hay nấu canh ăn để tăng cường sức khỏe.

Trong y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được nhiều hoạt chất quý có lợi cho sức khỏe trong cây thài lài. Các hoạt chất quý bao gồm tới α-glucosidase, hoạt chất này giúp cơ thể chống lại tình trạng tăng đường huyết. Hay acid p-hydroxycinnamic, hoạt chất giúp tăng khả năng kháng khuẩn. Hoặc D-mannitol, hoạt chất có khả năng giảm ho… Ngoài ra, thành phần chất khô chứa trong cây thài lài bao gồm 21,15% cellulose; 12,8% tro; 7,8% protein, 0,9% lipit và 59,75 % dẫn xuất phi protein, delphin, commelinin, flavocommelin, awobanin, hạt của cây thài lài chứa dầu béo có lợi cho sức khỏe.

Dù những loại rau trên vừa làm rau vừa là thuốc quý giúp điều trị bệnh nhưng khi sử dụng không nên lạm dụng, không ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn, dùng đúng cách để đạt hiệu quả.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Những bài thuốc trị bệnh hay từ rau trai (thài lài trắng)

10 thảo dược có công hiệu thần kì

Hoa loa kèn thổi bay chứng đau đầu, mất ngủ

Loại rau mọc dại đầy vườn nhưng cực tốt cho phổi

Điều cần nhớ khi ăn rau cải xong tránh ảnh hưởng sức khỏe

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác