Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ phổi với thực phẩm trắng
Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ phổi với thực phẩm trắng - Suckhoecuocsong.vn
Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ phổi với thực phẩm trắng
Những loại thực phẩm màu trắng dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe, bổ sung khoáng chất mà khi bổ sung thường xuyên sẽ giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ phổi nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát, số người nhiễm Covi-19 không ngừng tăng lên.
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cở thể con người, phổi không chỉ đóng vai trò hô hấp mà còn là nơi nơi tạo máu quan trọng, chỉ khi nào phổi khỏe mạnh thì mới có thể liên tục hít khí ôxy và thải ra khí cacbonic, như vậy mới duy trì được hoạt động sống của cơ thể con người.
Nhưng phổi cũng là bộ phận tương đối mỏng manh, nếu không có biện pháp bảo vệ phổi sẽ để lại những hậu quả như khó thở và ho, tổn thương phổi, viêm phổi,…Nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát, các biến thể virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh. Do vậy, để bảo vệ phổi hãy ăn nhiều 5 loại thực phẩm màu trắng giúp bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Những loại thực phẩm màu trắng giúp bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
Quả lê
Quả lê là một trong những loại trái cây yêu thích của nhiều người, lê có chức năng hỗ trợ làm sạch phổi tốt, nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitaminC... Do đó, ăn lê có thể cải thiện tình trạng viêm của bệnh nhân bị viêm phổi.
Nhưng là thực phẩm có tính lạnh phụ nữ bị viêm phổi trong thời kỳ kinh nguyệt, không nên ăn lê. Để bảo vệ phổi các chị em có thể cắt lê vào nước và nấu chín lên để ăn. Đối với bệnh nhân viêm phổi bị yếu lá lách và dạ dày thì cũng có thể sử dụng phương pháp ăn lê nấu chín cũng rất có lợi
Củ mài
Củ mài là một trong những loại củ khá phổ biến ở Việt Nam được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, ngoài ra củ mài còn là một trong những vị thuốc vô cùng tốt để hỗ trợ và điều trị một số bệnh như ho khan, tiểu đường, thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, mỏi lưng, chóng mặt,…
Bên cạnh đó, củ mài chứa nhiều nhiều protein và carbohydrate giàu kali, magiê và các nguyên tố khoáng chất khác, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tạo ra interferon giúp chống lại vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong củ mài cũng giúp cải thiện lưu lượng máu mạch vành và vi tuần hoàn, có thể điều trị viêm phế quản mãn tính, bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực,…
Thời điểm hiện nay khi mà dịch Covid-19 đang bùng phát ở nhiều nơi, số ca F0 không ngừng tăng cao, phổi dễ bị tổn thương, đặc biệt có các biểu hiện như miệng khô, rát họng, ho khan…để bảo vệ cơ thể, bảo vệ phổi hãy nên ăn các món chứa củ mài
Củ cải trắng
Củ cải trắng không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn mà trong Đông y củ cải trắng còn có tên thuốc là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Do củ cải trắng chứa nhiều glucose và fructose, chất xơ thô, khoáng chất và protein, nên ăn củ cải trắng có thể cải thiện tình trạng ho, hen suyễn và các chứng khó chịu khác do phổi kém gây ra.
Cải thảo
Cải thảo là một trong những loại rau khá quen thuộc, được sử dụng để làm kim chi, cùng với nhiều món ăn ngon khác. Đây là loại rau rẻ, có giá trị dinh dưỡng cao, cải thảo có tác dụng thanh nhiệt, khi ho nhiều đờm, ăn cải thảo có thể giúp giảm ho, giảm đờm. Hàm lượng vitamin C trong cải thảo có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể sau khi ăn.
Đây là một loại rau có hàm lượng nước phong phú, cải thảo có thể giữ ẩm cho phổi và cổ họng, đồng thời cũng có thể cung cấp đủ chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình bài tiết phân.
Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng)
Khi ăn nhiều ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, đồng thời có thể giúp chống lại các khối u ác tính. Bên cạnh đó mộc nhĩ trắng còn có vai trò rõ ràng hơn trong việc bảo vệ phổi và trì hoãn sự lão hóa của cơ thể.
Hằng ngày có thể sử dụng ngân nhĩ với hạt sen không chỉ thanh nhiệt mà còn bổ tỳ vị. Các món ăn làm từ ngân nhĩ thường được chế biến là súp ngân nhĩ với đường phèn có tác dụng bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư có ho khan, ho ra máu.
Bên cạnh đó có thể, nấu chè bách hợp, ngân nhĩ kỷ tử giúp nhuận phế, chỉ khái tốt cho bệnh đường hô hấp trên; súp ngân nhĩ, đại táo dùng cho người bị bệnh phổi và bệnh đường tiêu hóa có sốt, ho khan, ăn không ngon miệng, mệt mỏi.
Nếu muốn bổ phổi, ngoài việc bắt đầu từ chế độ ăn uống, hãy thực hiện tốt những điều sau đây:
Tăng cường độ ẩm
Tăng cường độ ẩm cho phổi bằng cách uống đủ nước, uống một số loại nước như nước mật ong và nước ngâm hoa hòe, nước ép trái cây,…
Giữ tinh thần thoải mái
Mhững người có thái độ tích cực thường sống lâu hơn, bởi vì khi cười giúp nở phổi, cho phép oxy vào cơ thể nhiều hơn.
Tập thể dục
Hãy tập thể dục, chơi thể thao là cách quan trọng nhất, nhất là đối với dân văn phòng, công nhân làm việc trong các nhà máy, bởi lượng vận động hàng ngày rất ít, dẫn đến tuần hoàn máu kém, phổi không được cung cấp đủ dinh dưỡng nên khiến chức năng phổi suy giảm.
Có thể tập luyện các thể dục như chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội,… những bài tập này có thể đẩy nhanh tuần hoàn máu cục bộ, hít nhiều oxy trong lành, nuôi dưỡng phổi và cuối cùng là cải thiện chức năng phổi.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hạ sốt đúng cách cho trẻ bị nhiễm Covid-19, nhanh dứt cơn sốt cao
Hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị trẻ sơ sinh mắc Covid-19 theo Bộ Y Tế
Di chứng nguy hiểm hậu Covid-19 MIS-C ở trẻ em
Bổ sung những thực phẩm này giúp làm sạch, giữ ẩm phổi
Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.