Hạ sốt đúng cách cho trẻ bị nhiễm Covid-19, nhanh dứt cơn sốt cao
Hạ sốt đúng cách cho trẻ bị nhiễm Covid-19, nhanh dứt cơn sốt cao
Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều tỉnh thành, hằng ngày ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 trong đó có cả trẻ em. Khi bị mắc Covid-19 khá nhiều trẻ bị tình trạng sốt cao, sốt hơn 40 độ C khiến nhiều cha mẹ lúng túng, không biết biết làm sao để hạ sốt cho con đúng cách, nhanh dứt cơn sốt cao tốt nhất
Khi bị mắc Covid-19 khá nhiều trẻ gặp tình trạng ho kéo dài, đau họng, sốt cao, nhiều trẻ sốt hơn 40 độ C khiến cha mẹ lo lắng, luống cuống trong việc hạ sốt cho trẻ, nhiều cha mẹ sốt ruột cho con uống thuốc hạ sốt quá liều,hạ sốt sai cách khiến con có thể gặp nguy hiểm
Một số sai lầm khi hạ sốt cho trẻ bị nhiễm Covid-19
+ Sử dụng thuốc quá liều:
Việc sử dụng thuốc hạ sốt quá liều cho trẻ nhỏ khi bị mắc Covid-19 là điều vô cùng nguy hiểm bởi khi sử dụng thuốc hạ sốt quá liều có thể dẫn đến suy gan. Suy gan do dùng thuốc hạ sốt có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ, rất khó để cứu chữa.
+ Sử dụng cồn để chườm ấm cho trẻ:
Sử dụng cồn để chườm ấm cho trẻ khi trẻ bị sốt nhưng theo các chuyên gia y tế khẳng định tuyệt đối không nên sử dụng cồn để chườm cho trẻ. Bởi cồn bốc hơi rất nhanh, có thể gây hiện tượng co mạch, không thải được nhiệt, cơn sốt của trẻ thêm nặng hơn.
+ Chườm lạnh cho trẻ
Khi trẻ bị sốt cao nhiều cha mẹ thường sử dụng chườm mát, chườm lạnh để giúp con giảm cơn sốt nhưng theo các chuyên gia y tế khuyến cáo khi trẻ bị sốt hãy chườm ấm để hạ sốt cho con do chườm lạnh thì sẽ làm trẻ rét run, này làm cho quá trình sốt tăng lên
Những cách giảm sốt cho trẻ mắc Covid-19 bị sốt cao
Tình trạng sốt là một trong những phản ứng tốtcủa cơ thể, giúp cơ thể trẻ đấu tranh để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Cha mẹ hạ sốt cho trẻ chỉ khi đo nhiệt độ cơ thể trẻ sốt cao trên 39 độ C thì khi ấy cha mẹ mới cần dùng các phương pháp khác nhau để hạ sốt cho trẻ. Một số phương pháp hạ sốt an toàn cho trẻ, nhanh dứt cơn sốt có thể áp dụng như
Thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt nên sử dụng là thuốc có chứa thành phần Paracetamol với liều theo cân nặng 10-20mg/kg cho một lần, cách 4-6 giờ/lần nếu em bé vẫn còn sốt trên 39 độ C, thuốc hạ sốt cần dùng đúng liều theo cân nặng của em bé
Ngoài ra, cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn cho bé lọ Ibuprofen phòng khi em bé sốt quá cao cần sử dụng. Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo khôngdùng nhiều Ibuprofen vì đôi khi loại thuốc này có những tác dụng phụ nhất là các trẻ có mắc một số vấn đề về sức khỏe nhưhen và dị ứng, bệnh nhân hen rất hạn chế dùng
Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh: "Phụ huynh nên nhớ chỉ sử dụng trong những trường hợp sốt quá cao với liều 10mg/kg/lần, cách 6 tiếng một lần. Nếu đã dùng Ibuprofen thì phải thôi dùng Paracetamol”
Cho con uống nhiều nước, uống oresol
Khi sốt cao hãy cho trẻ uống thật nhiều nước, có thể sử dụng các loại nước như nước oresol, nước lọc, nước trái cây... miễn là để con uống được thật nhiều. Khi bé bị sốt cao, cơ thể bị mất nước, cơ thể sẽ rất mệt. Việc uống nước nhiều sẽ giúp giảm nhiệt, bù điện giải cho trẻ, giúp trẻ nhanh cắt cơn sốt, cơ thể nhanh hồi phục.
Chườm ấm cho con
Khi con trẻ bị nhiễm Covid-19 bị sốt hãy sử dụng khăn có nhúng nước ấm chườm trán, nách hoặc bẹn liên tục cho trẻ để tránh bị lạnh, cơn sốt nhanh dứt cơn
Ngâm bé trong nước ấm
Để hạ sốt cho trẻ có thể cho cả người em bé ngâm mình vào chậu nước ấm. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có hiện tượng rét thì cần phải cho bé ra khỏi chậu nước. Chỉ ngâm con trong chậu nước ấm trong một thời gian ngắn, chỉ một lúc thôi nhằm hạ nhiệt cho con, mặc quần áo cho con để hạn chế tình trạng con bị cảm lạnh
Nới lỏng quần áo
Khi trẻ bị sốt cao cha mẹ chỉ nên cho con mặc quần áo mỏng, nới các quần áo dày ra. Khi đắp chăn chỉ đắp chăn/mền mỏng để con được hạ sốt, nhanh dứt cơn sốt.
Hạ nhiệt độ phòng
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng thấp hơn nhiệt độ trẻ đang bị sốt. Điều này cũng giúp cơ thể con giảm sốt hiệu quả.
Để trẻ nhanh chóng hồi phục, giảm tình trạng sốt cao bên cạnh việc áp dụng một số cách giúp cắt nhanh cơn sốt hãy bổ sung thực phẩm bổ dưỡng như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trái cây, rau xanh, nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C….
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em
Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C)
Biến thể Delta gây bệnh ở trẻ em như thế nào?
Hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị trẻ sơ sinh mắc Covid-19 theo Bộ Y Tế
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho F0 điều trị tại nhà, chuẩn nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cẩn trọng nhiễm trùng do nhọt ở trẻ mùa nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nhiều trẻ gặp tình trạng nổi mụn nhọt trên da gây đau đớn, khó chịu. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khở của trẻ nhỏ. -
Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn
Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ bị ho kéo dài. Nhằm giúp con trẻ giảm tình trạng ho nhiều các bậc cha mẹ áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thậm chí trở nên nặng hơn -
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
8 loại thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ bị dậy thì sớm
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường dành những thực phẩm bổ dưỡng nhất, ngon nhất, giàu giá trị dinh dưỡng nhất cho con với mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhưng 8 loại thực phẩm dưới đây khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm cần đặc biệt lưu ý. -
Cẩn trọng viêm tai giữa do rửa mũi cho trẻ không đúng cách
Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi nhiều cha mẹ thường rửa mũi cho trẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn nhưng việc rửa mũi không đúng cách có thể dẫn tới hậu quả không tốt, một trong số đó chính là trẻ bị viêm tai giữa. -
Cho trẻ ăn nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu
Nhiều cha mẹ thường bổ sung củ dề trong thực đơn hằng ngày cho trẻ vì quan niệm rằng loại củ này sẽ giúp bổ máu, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy cho trẻ nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu hay không? -
Mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thực phẩm gì giúp nhanh hồi phục
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường cảm thấy mệt mỏi, trẻ chán ăn hay lười ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng sợ trẻ bị sút cân, sức khỏe lâu hồi phục. -
Cách bảo vệ mắt cho trẻ trước các căn bệnh về mắt
Các cụ xưa thường nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” nói lên vai trò của đôi mắt, hai bàn tay trong đời sống con người. Vì vậy, việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh cho lứa tuổi học đường là trách nhiệm của cá nhân, của gia đình và xã hội. -
Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tránh những sai lầm khiến bệnh trở nặng hơn
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng các bậc cha mẹ hãy tránh mắc phải những sai lầm dưới đây khiến bệnh trở nặng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. -
Trẻ mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?
Tay chân miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, khi đó trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng.