Người bệnh trầm cảm nên tránh thực phẩm nào?
Tránh các triệu chứng bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên hạn chế những thực phẩm dưới đây:
Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng của người bệnh, gây ra tình trạng mất ngủ, cảm thấy buồn chán không rõ lý do, cảm thấy cạn kiệt năng lượng, không muốn làm gì, xa lánh mọi người thích ở một mình, bỏ hết những đam mê, sở thích cá nhân, xuất hiện hoang tưởng, tiêu cực hoặc mặc cảm, uể oải, thiếu sức sống, nổi giận vô cớ, cáu giận, cảm thấy không ai hiểu và không có ai giúp được mình, tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, cảm thấy bản thân vô dụng, có xu hướng làm hại bản thân,…
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh như: cá, động vật có vỏ, gan, thịt, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua, ức gà, gan gà, rau bina, khoai lang, ngũ cốc, nấm men dinh dưỡng, quả bơ, các loại đậu, chuối, trái cây khô, hạt hướng dương, các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm bỏ da, hàu,… người bệnh trầm cảm cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dưới đây nhằm tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Các loại đồ uống soda
Các loại đồ uống soda sở hữu nhiều hương vị thơm ngon hấp dẫn, khi uống có thể giúp cơ thể tỉnh táo, tinh thần hồi phục nhanh chóng nhưng không chứa chất xơ hòa tan. Khi đó, sẽ khiến cơ thể nhanh đói, nôn nao, đường huyết tăng hoặc hạ nhanh không tốt cho sức khỏe khi đó sẽ gây ảnh hưởng cho người bệnh trầm cảm. Trong khi đó, các chất tạo ngọt như aspartame cũng đã được chứng minh có liên quan đến chứng bệnh lo âu, trầm cảm.
Cà phê, ca cao
Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người trên thế giới. Ước tính toàn cầu tiêu thụ gần 2,25 tỷ tách cà phê mỗi ngày. Uống cà phê và các đồ uống có chứa caffeine giúp tăng sự tỉnh táo và hoạt động tư duy hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều cà phê, cao cao có thể gây ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ từ đó khiến cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại nước tăng lực
Các loại đồ uống này chứa nhiều hàm lượng caffein và chất tạo ngọt. Hai thành phần này có trong nước tăng lực sẽ tác động đến nhịp tim và giấc ngủ, không có lợi cho bệnh lo âu, trầm cảm.
Bia, rượu
Hàm lượng cồn trong bia rượu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Khi người bệnh trầm cảm sử dụng nhiều đồ uống có cồn sẽ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ kém. Khi đó cơ thể nghỉ ngơi không đủ ảnh hưởng đến các triệu chứng của chứng lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, tiêu thụ rượu bia cũng gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển từ đó phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn nên hệ vi sinh đường ruột. Trong đường ruột có hàng ngàn loại vi khuẩn, vi sinh vật, visus,… tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột. Những vi sinh vật trong đường ruột đều có lợi, có mối quan hệ cộng sinh với cơ thể nhưng có một số có khả năng gây bệnh, gây rối loạn trong cơ thể. Khi uống một lượng lớn rượu hệ vi sinh vật đường ruột có thể thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh, tiêu diệt những vi sinh vật có lợi.
Sự phát triển của vi khuẩn gây viêm, vi khuẩn có hại trong đường ruột do uống rượu có thể làm lớp niêm mạc ruột mỏng đi, theo thời gian kéo dài gây tình trạng viêm. Ruột có một lớp chất nhầy hoạt động như một hàng rào, cho các chất dinh dưỡng đi vào máu, ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào máu.
Bánh mì trắng
Bánh mì trắng có chỉ số đường huyết (GI) cao. Khi người bệnh trầm cảm ăn bánh mì trắng, đường huyết chuyển hóa đột ngột, khó kiểm soát. Người bệnh trầm cảm nên sử dụng bánh mì đen nguyên cám, nhiều chất xơ để no lâu, giảm tình trạng thèm ăn, giảm tình trạng nôn nao, đói nhanh do chuyển hóa đường.
Các loại bánh kẹo ngọt
Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường đơn, đường đôi - loại đường nhanh, có chỉ số đường huyết cao. Tiêu thụ quá nhiều bánh kẹo ngọt ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose máu. Một số loại bánh ngọt như donut được chiên rán nhiều, chứa chất béo xấu, không tốt cho chứng lo âu, trầm cảm.
Thực phẩm có chứa gluten
Người bệnh trầm cảm nhạy cảm với gluten nên hạn chế các loại thực phẩm chứa bánh mì, bột mì, bánh ngọt.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm đã qua chế biến để thuận tiện hơn, bảo quản được trong thời gian lâu hơn, có hương vị hấp dẫn hơn. Nhưng chúng chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, chất nhũ hóa, chất làm ngọt, chất tạo màu, hay hương vị nhân tạo, thường không cân đối về dinh dưỡng, nhiều calo, chứa nhiều đường, muối và chất béo, thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất… Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh trầm cảm, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng sức khỏe đường ruột, làm tăng nguy cơ ung thư, tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn chuyển hóa.
Thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột, giảm số lượng của vi sinh vật có lợi, tăng số lượng các vi sinh vật có hại trong đường ruột, gây tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đương ruột. Các loại thịt chế biến sẵn còn có chứa hàm lượng natri cao có thể dẫn đến tăng mô, viêm ruột, làm trầm trọng thêm các phản ứng tiền viêm, làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột, thậm chí có thể có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn, một số bệnh tiêu hóa khác.
Hệ vi sinh đường ruột không chỉ liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng sức khỏe tâm thần và ngược lại. Khi sức khỏe đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò nhất định đối với sự ổn định chức năng của hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Sự biến đổi của hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến hành vi, tâm trạng thông qua trục não – ruột và giao tiếp hai chiều có nghĩa là những thay đổi trong não, chẳng hạn như hành vi và tâm trạng, cũng có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật tại ruột.
Do vậy để cải thiện tâm trạng ở người bệnh trầm cảm nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt nhiều đường, đồ uống soda, các loại nước tăng lực,… thay thế bằng các thực phẩm tươi sống, rau xanh, các loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả mới thu hoạch…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bệnh trầm cảm nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn vì sao
Chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện tâm trạng ở người bệnh trầm cảm
Bổ sung prebiotic giúp cải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng trầm cảm
Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.