Chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện tâm trạng ở người bệnh trầm cảm
Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trầm cảm từ đó giúp tâm trạng trở nên tốt hơn, hạn chế những cảm xúc tiêu cực.
Chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện cảm xúc hay thậm chí có thể khiến người bệnh trầm cảm thấy tồi tệ hơn. Có một số thực phẩm có thể giúp tăng cường tinh thần, giúp cho cảm thấy vui vẻ, thoải mái, bớt suy nghĩ những điều tiêu cực hơn nhưng ngược lại có những thực phẩm can thiệp vào tín hiệu trong não, ảnh hưởng đến những suy nghĩ tiêu cực.
Dù hiện nay chưa có một chế độ ăn kiêng nào dành cho bệnh trầm cảm nhưng theo các nhà khoa học đã nghiên cứu, chỉ ra rằng thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có hại cho sức khỏe sẽ góp phần cải thiện tâm trạng, hạn chế những triệu chứng của bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.
Chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh trầm cảm
Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3, magie, selen, kẽm, vitamin B sẽ có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, tác động tốt tới não, hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh ở những người mắc bệnh trầm cảm.
Một số loại thực phẩm khi tiêu thụ thường xuyên không chỉ có lợi cho hệ vi sinh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp giúp giảm bớt tình trạng viêm trong đường ruột và cơ thể. Ngoài ra, khi người bệnh trầm cảm áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu từ đó góp phần ổn định tâm trạng, hạn chế tình trạng chán nản, mệt mỏi hay có những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Những dưỡng chất có lợi cho người bệnh trầm cảm
Nhằm giúp cải thiện tâm trạng, các triệu chứng ở người bệnh trầm cảm chúng ta cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết như:
+ Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến não bộ, hỗ trợ chức năng thần kinh, giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như mệt mỏi, uể oải, khó tập trung. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B21 bao gồm: cá, động vật có vỏ, gan, thịt, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua.
+ Vitamin B6 tham gia vào quá trình tổng hợp serotonin, dopamine giúp điều chỉnh tâm trạng, hạn chế các cảm xúc tiêu cực. Các thực phẩm chứa vitamin B6 nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh trầm cảm như: cá hồi, trứng, ức gà, gan gà, rau bina, khoai lang, ngũ cốc, nấm men dinh dưỡng, quả bơ, các loại đậu, chuối, trái cây khô, hạt hướng dương,…
+ Acid folic giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Các thực phẩm chứa nhiều acid folic nên bổ sung trong thực đơn người bệnh trầm cảm như: trái cây họ cam quýt, măng tây, quả óc chó, đậu thận, đậu phộng, rau xanh lá, bông cải xanh, quả bơ, ngũ cốc, trứng, chuối, đu đủ,…
+ Acid béo omega-3 có tác dụng chống viêm, giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương, cải thiện chức năng não bộ, giảm bớt tình trạng lo âu, cáu kỉnh, rối loạn giấc ngủ. Các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 nên bổ sung trong thực đơn người bệnh trầm cảm như: các loại cá béo, cá hồi, cá bơn, cá trích, cá ngừ, các thu, cá mòi, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, trứng gà, ngũ cốc, đậu Hà Lan, quả bơ, bông cải xanh, thịt bò.
+ Magie giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm bớt lo âu, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số loại thực phẩm giàu magie bao gồm: socola đen, các loại hạt, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, một số loại cá báo, chuối, rau xanh lá,…
+ Selen giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, cải thiện tâm trạng, giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Một số loại thực phẩm giàu selen gồm có: hải sản, quả hạch, bánh mỳ ngũ cốc, các loại thịt, phomai tươi, hạt hướng dương, gạo lứt, trứng gà,… mà người bị bệnh trầm cảm có thể sử dụng để bổ sung trong thực đơn hàng ngày giúp cải thiện tâm trạng, các triệu chứng của bệnh.
+ Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng, tốt cho chức năng nhận thức. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như đậu, quả hạch, cua, tôm, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, thịt gia cầm bỏ da, hàu.
+ Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ sản xuất serotonin và dopamine, góp phần cải thiện tâm trạng, các triệu chứng trầm cảm hiệu quả. Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm như: rau xanh, trái cây, quả hạch, các loại hạt, yến mạch, bông cải xanh, quả bơ, rau bina, cải Brussels, rau mồng tơi, rau muống,…
+ Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, giảm viêm và cải thiện sức khỏe não bộ. Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa gồm có táo, bơ, quả mọng, ca cao, rau cải, nấm, trà xanh, khoai tây, đậu, cà chua.
+ Bổ sung các loại thực phẩm chứa probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm viêm trong cơ thể, tạo ra chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác dễ chịu, ảnh hưởng đến phản ứng căng thẳng. Do đó nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều probiotic như sữa chua, kim chi, trà kombucha, tương misi, dưa cải bắp, tempeh, nước dứa lên men,…
+ Các thực phẩm chứa prebiotic giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, từ đó giúp cải thiện tâm trạng. Do đó nên bổ sung các thực phẩm chứa prebiotic như: rau bồ công xanh, các loại đậu, yến mạch, hành, tỏi, măng tây, quả kiwi,…
+ Bổ sung thực phẩm giàu protein giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp xây dựng, duy trì cơ bắp, hỗ trợ sản xuất serotonin và dopamine. Nên bổ sung các thực phẩm chứa protein giúp cải thiện các triệu chứng ở người bệnh trầm cảm như: trứng, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, phô mai Cottage, sữa chua Hy Lạp, sữa, bông cải xanh, thịt bò nạc, diên mạch, cá ngừ, đậu lăng,…
+ Các thực phẩm giàu vitamin D có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và các triệu chứng trầm cảm. Thực phẩm giàu vitamin D gồm có: cá hồi, cá trích, cá mòi, lòng đỏ trứng, nấm, sữa, các loại hải sản có vỏ, gan bò, sữa chua, đậu phụ, phô mai.
+ Cung cấp đủ nước giúp cơ thể hoạt động hiệu quả, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện tâm trạng.
Giúp cải thiện sức khỏe não bộ, tăng cường tâm trạng, giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương và cải thiện chức năng nhận thức, giảm bớt lo âu, tăng cường tâm trạng người bệnh trầm cảm nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên môn, nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, thường xuyên vận động thể dục thể thao, chú ý đến giấc ngủ, thay đổi phản ứng cảm xúc, đặt mục tiêu mỗi ngày, ngồi thiền,… Đồng thời hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, đồ uống có cồn, caffeine, đồ ngọt, nước ngọt,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm
Bổ sung prebiotic giúp cải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng trầm cảm
Egolanza, thuốc điều trị tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Bệnh trầm cảm nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường vì sao?
- Vì sao người bệnh trầm cảm nên tránh uống rượu bia
- Những loại rau quả rất tốt cho người bệnh trầm cảm
- Tập thể dục có lợi cho người bệnh trầm cảm như nào?
- Người bệnh trầm cảm nên tránh thực phẩm nào?
- Bệnh trầm cảm nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn vì sao
- Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Cuộc chiến chống căn bệnh trầm cảm & tương lai rạng rỡ của diễn viên hành động hàng đầu Hollywood
- Jeon Tae Soo: Em trai Ha Ji Won qua đời ở tuổi 34 vì bệnh trầm cảm
- Những triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh trầm cảm
- Báo động bệnh trầm cảm đang lan rộng
- Kiến thức chung về bệnh trầm cảm
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.