Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19
Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19
Bài tập phục hồi chức năng phổi là một trong những bài tập phục hồi rất cần thiết cho những người nhiễm Covid-19, không những vậy bài tập này có thể áp dụng trong trường hợp mệt mỏi, suy giảm chức năng hô hấp mạn tính, cải thiện chứng năng khó thở,….
Bài tập phục hồi chức năng phổi có thể thực hiện giống như một bài tập thể dục mỗi ngày, có thể tập một vài lần trong ngày, mỗi động tác khoảng 8-10 lần để phục hồi chức năng phổi
Bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19
Bài tập 1: Kỹ thuật thở ra
Thở ra kéo dài:
Bước 1: Hít vào bằng mũi, sau đó thở ra kéo dài bằng miệng
Bước 2: Hít vào bằng mũi, sau đó thở ra nhanh và mạnh bằng miệng, giúp khi thông đường thở bằng phản xạ ho ở cuối kỳ thở ra
Bài tập 2: Mở lồng ngực và kiểm soát nhịp thở
Động tác 1:
Động tác: Đưa hai tay ra trước, bắt đầu hít vào và đưa hai tay ra sau tối đa. Sau đó thở ra từ từ và đưa tay về vị trí cũ
Động tác 2: Đưa hai cùi trỏ ra trước, bắt đầu hít vào và xoay cùi chỏ tối đa ra sau. Sau đó thở ra từ từ và xoay cùi chỏ về vệ trí cũ
Bài tập 3: Tăng cường vận động cơ hô hấp
Thở ngực:
Đặt một tay lên ngực, một tay lên bụng. Bắt đầu hít vào tối đa cho lồng ngực nở ra, sau đó thở ra từ từ.
Lưu ý: Hóp bụng, giữ cho bụng không phình ra trong lúc hít thở
Thở bụng:
Đưa hai tay lên bụng, hít vào cho đến khi bụng phình ra tối đa, sau đó thở ra cho đến khi bụng xẹp vào tối đa.
Bài tập 4: Loại bỏ dung tích khí cặn trong phổi
Thổi bóng hết sức:
Tương đương với thở ra hết sức, giúp loại bỏ khí cặn trong phổi. Đưa bóng lên miệng, lấy hơi rồi thổi một hơi kéo dài, thở ra hết sức trong một lần thổi
Bài tập 5: Tăng cường sức bền
Cánh chim bay:
Hai tay cầm tạ buông dọc theo thân mình, bắt đàu hít vào và nâng hai tay sang ngang. Sau đó thở ra từ từ và hạ tay xuống vị trí cũ
Cánh tay đan chéo: Hai tay cầm tạ đưa sang ngang và bắt đầu hít vào. Sau đó thở ra với hai tay nhau phía trước.
Cánh tay trên đầu: Hít vào đồng thời đưa hai tay cầm tạ qua đầu, sau đó thở ra và hạ tạ xuống
Bài tập 6: Tăng dung tích sống từng thùy phổi
Thùy phổi giữa:
Choàng khăn từ sau lưng ra trước ngực, vị trí dưới nách. Hai tay đan chéo cầm hai đầu khăn. Bắt đầu hít vào thật sâu và siết khăn lại, sau đó buông khăn đột ngột và thở ra.
Thùy phổi dưới:
Làm tương tự nhưng khăn nằm ở vị trí dưới ngực. Lưu ý, buông khăn trước khi bắt đầu thở ra.
Bài tập 7: Vũ điệu nhịp thở
Động tác 1:
Đứng thẳng, chân dang ngang bằng vai. Hít vào và đưa hai cánh tay lên chụm vào nhau. Sau đó thở ra và đưa tay về vị trí cũ.
Động tác 2:
Cúi người, chân ngang bằng vai, cánh tay đan chéo. Hít vào và vươn người lên với hai cánh tay chụm vào nhau, sau đó thở ra và đưa tay về vị trí cũ.
Bên cạnh đó, do dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát, các biến thể của virus xuất hiện khiến cho dịch bệnh lây lanh nhanh hơn. Do đó, hãy tiêm phòng vaccine Covid-19, vaccine cúm, vaccine viêm phổi. Điều này có tác dụng ngăn ngừa Covid-19, ngăn ngừa nhiễm trùng phổi, tăng cường sức khỏe cho phổi.
Hãy ngừng hút thuốc lá, tránh khói thuốc, khói hương, khói xe, tránh nơi hút thuốc,…. hoặc các chất kích thích từ môi trường. Tập thể dục thường xuyên hơn, có thể giúp phổi hoạt động bình thường.
Ngoài ra, khi mắc Covid-19 cơ thể của chúng ta huy động mọi nguồn lực để chống lại bệnh. Do đó, khi đã được điều trị khỏi Covi-19 bên cạnh việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng phổi cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dưỡng chất.
Việc khôi phục khả năng miễn dịch sau mắc bệnh covid-19 là vô cùng quan trọng. Cơ thể lúc này cũng cần nhiều dinh dưỡng (từ protein thực phẩm) để hỗ trợ hệ thống miễn dịch sửa chữa các mô tổn thương trong cơ thể. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh, cân bằng, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau, trái cây, các loại hạt và thực phẩm nguồn động vật là cần thiết.
Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính trong ngày và tăng cường thêm các bữa phụ trong ngày. Tránh đồ ăn, uống đồ uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia; Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng; Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên
+ Chế độ dinh dưỡng phục hồi cho bệnh nhân Covid-19
+ Bài tập thở chu kỳ chủ động cho bệnh nhân Covid-19 theo Bộ Y tế
+ Covid-19 tấn công phổi như thế nào? Làm sao để hạn chế tổn thương phổi
+ Bài tập thở để tăng công suất phổi
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.