Hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng như nào khi ăn quá nhiều muối

4/3/2024 8:17:00 AM
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối không chỉ gây giảm lợi khuẩn, tăng hại khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột mà còn có thể góp phần gây ra huyết áp cao, các bệnh tự miễn,…

 

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối không chỉ gây giảm lợi khuẩn, tăng hại khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột mà còn có thể góp phần gây ra huyết áp cao, các bệnh tự miễn,…

Chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều muối không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng cho hệ vi sinh đường ruột. Một số thực phẩm như bánh mì, giăm bông, pho mát, thực phẩm chế biến sẵn, lạp xưởng,… thường chứa nhiều muối.

Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều muối hay tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao có thể dẫn đến tăng mô, viêm ruột, làm trầm trọng thêm các phản ứng tiền viêm, làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột, gây mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, thậm chí có thể có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn, một số bệnh tiêu hóa khác.

Khi cơ thể của chúng ta tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, các thức ăn sẽ đi qua hệ thống tiêu hóa, vào đường ruột. Đường ruột là nơi hầu hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu, giải phóng vào máu. Tuy nhiên, do nồng độ natri quá cao trong máu có thể gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe như: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ,…

Ngoài ra, lượng natri quá cao được hấp thụ vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus murinus trong đường ruột. Các vi khuẩn họ Lactobacillus có vai trò duy trì sức khỏe niêm mạc ruột, bảo vệ chống lại nhiều vi sinh vật gây bệnh đang tìm nơi phát triển. Nhưng khi hoạt động của các vi khuẩn Lactobacillus giảm do chế độ ăn nhiều muối khiến cho mức độ viêm sẽ tăng lên, niêm mạc ruột sẽ mỏng đi từ đó khiến cho vi khuẩn, virus có hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào thành đường tiêu hóa của chúng ta hơn, cho phép nhiều vi sinh vật di chuyển qua cơ thể chúng ta ở những nơi chúng không thuộc về, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa: bệnh Crohn, rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm ruột (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS),...

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Thực phẩm chứa nhiều đường gây ảnh hưởng cho hệ vi sinh đường ruột như thế nào

Hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp giảm cân, ngừa béo phì

Các yếu tố gây mất cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột

Tại sao thức ăn nhanh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến đau mạn tính?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác