Rối loạn nội tiết tố hậu Covid-19, cách điều trị hiệu quả
Rối loạn nội tiết tố hậu Covid-19, cách điều trị hiệu quả
Sau khi khỏi Covid-19 một số người bị tình trạng rối loạn nội tiết tố gây nổi mụn, bị đau đầu thường xuyên, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn,… khiến nhiều người cảm thấy hoang mang lo lắng. Khi gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố cần phải làm gì để cải thiện?
Khi virus xâm nhập và tấn công vào nhiều tế bào trong cơ thể nhất là các tế bào màng trong của mạch máu, cơ quan hô hấp, kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra các tổn thương do hệ miễn dịch gây ra. Khi đó những người mắc Covid-19 bị virus tấn công tổn thương mạch máu, viêm sưng tế bào phổi khiến bệnh nhân bị viêm phổi và các cơ quan khác cũng bị tổn thương.
Covid-19 có khả năng gây tổn thương lên nhiều cơ quan cùng một lúc với các triệu chứng như: mất mùi, vị kéo dài, bệnh não, đột quỵ, trầm cảm, đau ngực, hồi hộp, viêm cơ tim, khó thở, ho, nổi ban đỏ mề đay,…Sau khi khỏi bệnh nhiều người gặp phải các di chứng hậu Covid-19 như: mất ngủ, hụt hơi, đau nhức xương khớp, ho kéo dài, rối loạn tiêu hóa, gặp các vấn đề về tim mạch, khó thở, phát ban nổi mề đay, mất trí nhớ, giảm tập trung, mau quên, tâm lý, rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt,…
Khi cơ thể bị rối loạn sẽ kéo theo một số vấn đề liên quan đến sức khỏe, thẩm mỹ đối với nữ như: nổi mụn bất thường trên da nhất là khu vực chữ T trên khuôn mặt, đau đầu thường xuyên, mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không được sâu giấc, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, luôn cảm thấy mệt mỏi, cân nặng thay đổi, mất khả năng tập trung, không thể tập trung để làm một việc gì.
Ngược lại đối với nam giới khi bị rối loạn nội tiết tố hậu Covidd-19 sẽ có biểu hiện như: mệt mỏi, thay đổi về tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng stress, cáu gắt, trên da xuất hiện nhiều mụn trứng da, đổ mồi hôi, cân nặng thay đổi, rậm lông, giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tập chung kém,...
Điều trị rối loạn nội tiết tố hậu Covid-19 như thế nào
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của sự rối loạn nội tiết tố hãy đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ để được tư vấn khám, kiểm tra và điều trị.
Tại đây thông qua các xét nghiệm, thăm khám các bác sĩ có thể đánh giá chính xác được sự rối loạn này là do nguyên nhân nào và từ đó có hướng điều trị và bổ sung nội tiết tố hợp lý.
Tùy thuộc theo tình trạng nguyên nhân và mức độ rối loạn để điều trị theo hướng dùng thuốc hay không dùng thuốc.
Điều trị rối loạn nội tiết tố dùng thuốc:
Nếu cần thiết các bác sĩ sẽ cho chỉ định áp dụng liệu pháp thay thế hormone mà thường là sử dụng các hormone hóa dược, được tổng hợp từ nguồn gốc hóa dược. Liệu pháp hormone thay thế là phương pháp sử dụng estrogen, progesterone tổng hợp đưa vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể.
Ngoài liệu pháp hormone thay thế, trong điều trị rối loạn nội tiết tố cần sử dụng kết hợp các thuốc như: thuốc an thần, vitamin, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dực, thực vật
Điều trị rối loạn nội tiết tố không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố được chỉ định chúng ta có thể điều trị rối loạn nội tiết tố không dùng thuốc như:
+ Trong thực đơn hằng ngày nên bổ sung thực phẩm có giàu acid béo như omega 3, omega-6, omega-9 có nhiều trong các loại cá, hạt hướng dương hay bơ
+ Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
+ Bổ sung các loại rau xanh đậm như súp lơ, cải bắp
+ Đừng quên hãy uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày để cơ thể đủ nước, nhanh chóng hồi phục sức khỏe hậu Covid-19
+ Hạn chế căng thẳng và stress, áp lực
+ Luyện tập các bài tập tập yoga, ngồi thiền, đi bộ hay tắm nóng, các tập thể dục nhẹ...
+ Massage nhẹ nhàng ở vùng bụng và massage chân để kích thích quá trình điều hòa các hormone trong cơ thể.
+ Học cách giữ cho tinh thần luôn thư giãn, lạc quan, vui vẻ và tránh xa các suy nghĩ tiêu cực
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách cải thiện di chứng phát ban, nổi mề đay hậu Covid-19
Di chứng nguy hiểm hậu Covid-19 MIS-C ở trẻ em
Xơ phổi hậu Covid-19: cần làm gì để cải thiện sức khỏe
Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19
Đau nhức xương khớp hậu Covid-19: cách khắc phục hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại. -
Thực phẩm tăng cường sức khỏe phổi nên ăn nhiều
Những loại thực phẩm quen thuộc dưới đây khi biết tận dụng đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe phổi, phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả. -
Top 3 loại rau là thuốc quý ít người sử dụng
Có những loại rau vừa được sử dụng làm thực phẩm nhưng vừa có thể dùng làm thuốc để trị bệnh nhưng ít người sử dụng, thậm chí coi chúng là cỏ dại thường bị nhổ bỏ đi. -
Top 5 loại thực phẩm càng ăn nhiều lại càng hại thận
Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm này không chỉ gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột mà còn gây hại thận. Để bảo vệ sức khỏe thận, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh hiệu quả chúng ta cần tránh tiêu thụ quá nhiều. -
Top 5 loại trái cây phổ biến dễ nhiễm thuốc kích thích
Những loại trái cây dưới đây sở hữu ngoại hình hấp dẫn nhưng rất dễ nhiễm thuốc kích thích nên cẩn trọng khi mua để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Bị căng cơ quá mức nên ăn thực phẩm nào
Căng cơ qua mức khiến cơ bắp bị kéo căng hoặc rách gây ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Ngoài việc nghỉ ngơi, tránh hoạt động gây đau, uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây giúp quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức được nhanh chóng. -
Nước gạo lứt: bí quyết vàng giúp gan khỏe, dưỡng thận
Uống thường xuyên nước gạo lứt sau ăn 30 phút mỗi ngày không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp gan khỏe, dưỡng thận, hạ đường huyết hiệu quả. -
Cẩn trọng khi ăn cá: những ai không nên ăn cá
Cá là thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những nhóm người dưới đây không nên ăn cá kẻo gây hại cho sức khỏe. -
Uống nước mía: 5 điều nhất định cần phải biết để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè nắng nóng nhưng khi uống cần nhớ những điều sau để tránh gây hại sức khỏe, tăng đường huyết, tăng cân. -
5 thói quen buổi sáng rất tốt cho tim, kiểm soát căng thẳng hiệu quả
Buổi sáng thức dậy hãy kiên trì thực hiện 5 thói quen dưới đây sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát căng thẳng, điều hòa huyết áp và tinh thần tỉnh táo hơn.