Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

3/22/2024 4:15:00 PM
Có những thực phẩm khi bổ sung thường xuyên rất tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột nhưng có những loại thực phẩm gây hại cho lợi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.

 

Có những thực phẩm khi bổ sung thường xuyên rất tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột nhưng có những loại thực phẩm gây hại cho lợi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe đường ruột. hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò xây dựng “hàng rào” miễn dịch cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhờ tiết ra các enzyme để tiêu hóa thức ăn và tổng hợp vitamin từ các loại thực phẩm, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột, tổng hợp các vitamin. Do vậy chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột.

Để cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp cho đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa chúng ta cần tránh tiêu thụ những loại thực phẩm, đồ uống dưới đây. Bởi khi tiêu thụ các loại thực phẩm này quá nhiều có thể thay đổi sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển.

Những loại thực phẩm gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột

Đồ ăn nhanh

Những món ăn nhanh, ăn vặt hay junk food, thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột: khoai tây chiên, pizza, hamburger, bánh kẹo, thức ăn khô giòn hay snack được nhiều người yêu thích bởi sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Nhưng tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng nguy cơ đột quỵ, tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì, thiếu chất xơ, thiếu hụt một số chất dinh dưỡng mà còn gây mất cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, giảm lợi khuẩn và tăng hại khuẩn.

Các loại thức ăn nhanh có thể gây tăng mức độ của một số vi khuẩn trong ruột (như vi khuẩn Blautia, Lachnospiraceae và Clostridium bolteae) từ đó gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột gây ra các bệnh tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, sự phát triển quá mức vi khuẩn ở ruột non, IBS, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn, táo bón, chướng bụng, đầy hơi,…

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường

 Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường như: nước ép trái cây, các loại trái cây khô, bánh ngọt, bánh quy, bánh pudding, kem, khoai tây chiên, các loại nước ép trái cây thêm đường,… không tốt cho sức khỏe đường ruột.

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường khi tiêu thụ nhiều, tiêu thụ trong thời gian dài sẽ tạo ra nhiều hại khuẩn, giảm mức độ lợi khuẩn từ đó gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, các bệnh IBS, bệnh Crohn, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, bệnh IBD, tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng khởi phát sớm. Ngoài ra, khi ăn nhiều thực phẩm có đường cao có thể làm xói mòn hàng rào ruột, gây ra mức độ thẩm thấu ruột cao hơn với những người có chế độ ăn uống cân bằng.

Thức ăn chứa hàm lượng muối cao

Những loại thực ăn chứa hàm lượng muối cao như: các loại thịt chế biến sẵn, xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, khoai tây chiên, bim bim, mỳ ăn liền, pizza, thịt bò khô, mực khô nướng, dải cay, ô mai,… gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột, sức khỏe đường ruột rất nhiều.

Khi tiêu thụ quá nhiều các đồ ăn mặn, đồ ăn chứa hàm lượng muối cao sẽ có nguy cơ mắc các chứng bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày cao hơn những người có chế độ ăn uống cân bằng, không có quá nhiều muối do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối còn làm trầm trọng hteme các phản ứng tiền viêm, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, bệnh đa xơ cứng và bệnh Crohn, ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của cơ thể.

Chất làm ngọt nhân tạo

 Các loại thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo có tác động tiêu cực đến sức khỏe đường ruột. Việc tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo thực sự có thể liên quan đến việc phát triển chứng không dung nạp gluten, gây thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Các loại thịt chế biến sẵn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, vi sinh vật đường ruột nếu ăn nhiều, ăn số lượng lớn trong thời gian dài do có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao.

Các chất béo bão hòa có thẻ giảm vi khuẩn có lợi trong ruột, tăng các loại vi sinh vật có hại từ đó gây ra các vấn đề về tiêu hóa, béo phì,…Ngoài ra, hàm lượng natri trong các loại thịt này cũng khiến cho sức khỏe đường ruột bị kém hơn.

Uống rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển từ đó phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn nên hệ vi sinh đường ruột. Trong đường ruột có hàng ngàn loại vi khuẩn, vi sinh vật, visus,… tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột. Những vi sinh vật trong đường ruột đều có lợi, có mối quan hệ cộng sinh với cơ thể nhưng có một số có khả năng gây bệnh, gây rối loạn trong cơ thể. Khi uống một lượng lớn rượu hệ vi sinh vật đường ruột có thể thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh, tiêu diệt những vi sinh vật có lợi.

Sự phát triển của vi khuẩn gây viêm, vi khuẩn có hại trong đường ruột do uống rượu có thể làm lớp niêm mạc ruột mỏng đi, theo thời gian kéo dài gây tình trạng viêm. Ruột có một lớp chất nhầy hoạt động như một hàng rào, cho các chất dinh dưỡng đi vào máu, ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào máu.

Một số sản phẩm từ sữa

Trong đường ruột chứa 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Đối với những người không dung nạp lactose, cơ thể thường dễ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.Cơ thể thường biểu hiện 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm chứa lactose như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại bánh hoặc ngũ cốc không tách lactose lúc này sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, co thắt dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, xì hơi,… . Khi sự mất cân bằng xảy ra, cơ thể dễ bị viêm nhiễm, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, sức khỏe tâm thần, đau đầu, mệt mỏi,…

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể ăn các sản phẩm từ sữa đã lên men (như sữa chua, kefir). Bởi sản phẩm từ sữa đã lên men thường dễ tiêu hóa, giúp bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho hệ vi sinh đường ruột.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Khám phá hệ vi sinh vật đường ruột của con người và các chức năng

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Top 10 loại đồ uống lợi khuẩn siêu tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Mẹo cải thiện hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác