Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng nhà cửa khi nhà có người mắc Covid-19
Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng nhà cửa khi nhà có người mắc Covid-19
Hiện nay nhằm tránh tình trạng quá tải người mắc Covid-19 tại cơ sở khám chữa bệnh, tùy theo tình hình thực tế Lãnh đạo các thành phố, tỉnh sẽ có những quyết định cho phép F1, F2 thậm trí F0 được phép cách ly tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn khử trùng, vệ sinh nhà cửa, đồ dùng đối với những gia đình có người nghi nhiễm Covid-19 hoặc có người đã được xác định mắc Covid-19 đi cách ly hoặc đang cách ly điều trị tại nhà.
Vệ sinh, khử trùng nhà cửa khi có người mắc Covid-19
Việc vệ sinh bằng chất lau rửa các vật dụng trong nhà có chứa xà phòng, thuốc tẩy rửa giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt cho các thành viên khác trong gia đình. Việc vệ sinh, khử trùng giúp loại bỏ được hầu hết các phần tử virus trên bề mặt chạm thường xuyên như tay nắm cửa, bàn, công tắc đèn,…
Các bề mặt của đồ dùng trong nhà như điều khiển vô tuyến, bàn phím máy tính, điều khiển quạt cũng là các đồ vật đụng chạm, tiếp xúc thường xuyên.
Với các bề mặt này, sau khi làm vệ sinh với dung dịch sát khuẩn, khử trùng chúng ta nên xem xét về việc bọc các thiết bị này bằng tấm phủ hoặc túi zip để đảm bảo công việc vệ sinh dễ dàng hơn. Khi phun hóa chất khử khuẩn, các hóa chất không làm hỏng các bề mặt thiết bị điện tử nhất là điện thoại khi chúng ta sử dụng nhiều, các hóa chất khử khuẩn còn đọng lại trên bề mặt có thể gây ẩm, chập hỏng hệ thống chíp bên trong của điện thoại, các thiết bị điện tử.
Sau khi lau các thiết bị điện tử qua các tấm phủ nên sử dụng cồn để vệ sinh, cồn sử dụng phù hợp nhất chính là cồn 70 độ. Cồn trên 70 độ là hóa chất tối ưu nhất khử khuẩn cho các thiết bị điện tử. Đối với các thiết bị điện tử như iPad các nhà sản xuất không khuyến khích sử dụng Cloramin B bởi có thể làm mờ chữ trên các thiết bị, màn hình sẽ bị ảnh hưởng.
Khi sử dụng hóa chất sát khuẩn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nhãn trên các dung dịch đều được hướng dẫn và ghi rõ hóa chất được phép sử dụng và không được phép sử dụng trong trường hợp nào.
Sau khi làm vệ sinh bề mặt sẽ phát sinh các chất thải, bụi bẩn. Các bụi bẩn này nên được để trong thùng rác có lắp đậy và có túi nilon được đặt ở bên trong. Khi vệ sinh các bề mặt các vận dụng trong nhà có thể dùng khăn lau, giẻ lau sàn nhà có chứa dung dịch sát khuẩn thay vì chỉ sử dụng xà phòng như thông thường. Những vật này cần được loại bỏ cẩn thận vì nhìn bằng mắt thường có thể thấy chúng chỉ bị bẩn nhiều nhưng đồ vật này có thể đã bị virus bám. Do đó chúng ta cần phải thu gom vào túi nilon đã chuẩn bị sẵn buộc kín, đánh dấu lại để không bị nhầm lẫn với các đồ vật khác hoặc những thành viên khác trong gia đình tiếp xúc khi không có đồ bảo hộ. Khi sử dụng nồng độ Clo hoạt tính 0,1%, các vật dụng này phải khô, sạch cho lần sử dụng tiếp theo bằng cách sấy hoặc phơi dưới nắng, khi phơi nên tránh phơi chúng với các vật dụng khác của gia đình.
Các dụng cụ vệ sinh khác như: xô, cán lau nhà chúng ta lau các bề mặt cán lau, cọ rửa xô với các dung dịch sát khuẩn, úp tại nơi khô ráo. Hạn chế đưa các đồ vật này ra khỏi phòng cách ly, có thể phơi úng ở một vị trí nào đó ngay trong phòng cách ly.
Đối với các bề mặt mềm như thảm, thảm nhỏ và rèmvệ sinh khử khuẩn bằng xà phòng và nước hoặc bằng chất tẩy rửa chuyên dụng cho các bề mặt này.
Đối với người nhà của người nhiễm Covid-19 vào phòng dọn dẹp vệ sinh cần đặc biệt chú ý mặc đồ đồ bảo hộ đúng cách, tuân thủ theo khuyến cáo, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, đeo găng tay, kính bảo hộ,…Chuẩn bị đầy đủ các dung dịch khử khuẩn cũng như các vật dụng dọn dẹp tránh trường hợp trong lúc dọn dẹp bị thiếu phải ra ngoài lấy, đi lại nhiều lần có thể gây lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Sau khi kết thúc quy trình làm vệ sinh bắt buộc phải tháo bỏ các phương tiện bảo hộ bỏ vào thùng rác trước khi đi ra ngoài, rửa tay với xà phòng và cồn để phòng ngừa virus bám vào.
Nếu như người mắc Covid-19 có đủ sức khỏe có thể tự làm vệ sinh dọn dẹp phòng cách ly người nhà hãy cấp đủ các dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh tránh tiếp xúc trực tiếp với nhau, giữ khoảng cách. Sau khi dọn dẹp xong các vật dụng dọn dẹp cần được cho vào túi nilon buộc kính, bụi bẩn, các chất thải được cho vào thùng rác có nắp đậy, buộc chặt túi nilon.
Hóa chất khử khuẩn dưới dạng Clo chúng ta đều phải pha loãng, pha đúng liều lượng theo khuyến cáo, không trộn hóa chất khử khuẩn với hóa chất đặc sánh vì pha trộn như vậy sẽ tạo ra khi độc gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Nên sử dụng găng tay kính hoặc kính bảo hộ khi pha trộn các hóa chất khử trùng để vệ sinh nhà cửa. Các hóa chất khử trùng nên để xa tầm với của trẻ nhỏ, cất trữ vào nơi an toàn, tránh ánh nắng của mặt trời.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo thông gió đầy đủ khi dùng bất kỳ chất khử trùng nào bằng cách mở cửa sổ trong phòng, dùng quạt để tăng cường lưu thông không khí, không mở cửa ra vào chính phòng cách ly với các phòng khác trong nhà. Ngay sau khi khử trùng hãy rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây, rửa tay ngay sau khi tháo găng tay. Nếu như không có nước có thể sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa cồn với nồng độ tối thiểu 60%.
Người mắc Covid không ăn uống chung với gia đình nên sử dụng đồ dùng, bát đũa riêng để hạn chế tiếp xúc lây nhiễm cho người thân trong gia đình. Các vật dụng như bát đũa, thìa sau khi người bị bệnh Covid-19 đã sử dụng xong nên mang găng tay và đeo khẩu trang khi xử lý các món ăn, vật dụng dành cho người bị bệnh. Khi rửa bát đĩavà vật dụng bằng xà phòng và nước nóng hoặc sử dụng máy rửa bát, không rửa chung một lượt với bát đĩa khác trong gia đình. Làm sạch tay sau khi tháo găng tay hoặc xử lý các vật dụng đã sử dụng.
Xử lý rác thải của người bệnh Covid-19 an toàn, phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh bằng cách sử dụng một thùng rác riêng không dùng chung thùng rác. Thùng rác cần có bao lót rác, thùng rác có nắp đậy. Khi lấy rác thải nên sử dụng găng tay khi tháo túi rác, cầm và bất bỏ túi rác hãy khử khuẩn bên ngoài túi đựng rác bằng dung dịch khử khuẩn.Rửa tay sau khi vứt rác vào thùng rác để hạn chế lây lan.
Các quần áo hàng ngày của người nhiễm nếu người nhiễm có đủ sức khỏe để giặt các vật dụng này hãy cung cấp thau chậu, xà phòng để người nhiễm có thể tự giặt và phơi riêng ở trong khu riêng. Nếu như người nhiễm không có đủ sức khỏe để giặt giũ quần áo cần sự trợ giúp của người nhà người nhà cần nhớ: Khi đồ mặc hàng ngày của người nhiễm khi vệ sinh các đồ vật này nên giặt riêng giặt bằng nhiệt độ thích hợp, phơi dưới nắng hoặc sấy khô bằng máy sấy.Nếu phải cầm đồ cần giặt của người bị nhiễm bệnh Covid-19, hãy đeo găng tay và khẩu trang.Làm sạch khay đựng quần áo hoặc giỏ đựng quần áo theo hướng dẫn đối với các bề mặt bằng dung dịch khử khuẩn.Rửa tay sau khi xử lý quần áo bẩn của người nhiễm.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Bật mí cách khử mùi hôi trong gian bếp cực hay
Sau một thời gian sử dụng mùi hôi xuất hiện trong gian bếp do không được vệ sinh thường xuyên, vệ sinh sai cách, thời tiết nồm ẩm,... Vậy làm thế nào để khử mùi hôi hiệu quả, tiết kiệm trong gian bếp, hãy áp dụng một trong những cách cực hay sau đây. -
Những loại cây cảnh cân bằng độ ẩm, giảm nấm mốc khi trời nồm
Thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm hỏng hóc một số thiết bị điện tử. Để cân bằng độ ẩm, giảm nấm mốc khi trời nồm hãy trồng một trong những loại cây cảnh dưới đây -
Nên đóng hay mở cửa phòng tắm sau khi tắm để đảm bảo sức khỏe?
Phòng tắm thường có diện tích nhỏ, ẩm ướt, bí bách nên nhiều người sau khi sử dụng thường mở cửa phòng tắm để giúp làm tắm luôn khô ráo, thoáng khí. -
Bật mí cách làm sạch đồ gỗ dịp Tết cực hay
Những bộ bàn ghế, tủ hay kệ được chạm chổ nhiều hoa văn phức tạp là nỗi ám ảnh đối với nhiều người trong “đại hội dọn nhà” trong những ngày Tết cận kề. -
Nên trồng cây gì trước cửa đầu năm giúp tăng vận may, thanh lọc không khí?
Những ngày đầu năm khá nhiều người có thói quen trồng cây cảnh giúp tạo cảnh quan mới cho ngôi nhà, thanh lọc không khí nơi sinh sống. -
Cẩn trọng nấm mốc trong điều hòa không khí, cách xử lý nấm mốc
Điều hòa giúp giúp giải nhiệt thời tiết mùa hè nóng nực, nhưng nếu không bảo trì, vệ sinh điều hòa định kỳ không chỉ khiến điều hòa kém mát mà còn là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. -
Sai lầm khi dùng máy sấy quần áo vừa tốn điện, đồ vẫn ẩm ướt
Máy sấy được nhiều người sử dụng để giúp trang phục khô nhanh hơn, quần áo sau khi sấy trở nên thơm tho hơn, tiết kiệm thời gian. Nhưng khi sử dụng máy sấy quần áo nếu mắc phải những sai lầm này khiến vừa tốn điện, quần áo vẫn ẩm chưa khô hẳn. -
Tránh đặt những thực phẩm này trong lò vi sóng phòng ngừa phát nổ
Lò vi sóng là một trong những đồ dùng quen thuộc trong nhiều gia đình nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng -
Bí quyết khắc phục nhà bị nồm, ẩm ướt cực hiệu quả
Nhà bị nồm, ẩm ướt khi độ ẩm không khí nhiều nhất là vào tháng 2-3 ở các tỉnh miền Bắc. Xung quanh xuất hiện các dấu hiệu như đọng sương trên bề mặt tường, nền nhà, đồ nội thất…dễ gây trơn tượt, thậm chí hỏng hóc các thiết bị điện tử trong nhà. -
Kinh nghiệm trang bí phòng không có cửa sổ giúp mang lại dễ chịu, xóa bay sự bức bí
Nhưng chỉ mới một vài bí quyết nhỏ dưới đây khi trang trí phòng sẽ giúp căn phòng không có cửa sổ xóa bay sự bức bí, chật chội mang lại cảm giác dễ chịu, thoáng đãng hơn.