Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?
Lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, sức khỏe đường ruột nhưng nếu bổ sung quá nhiều lợi khuẩn có sao không, cách bổ sung lợi khuẩn đúng cách cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.
Chúng ta có biết 99,9% DNA của ta giống hệt của người khác? Mặc dù cấu trúc di truyền của con người tương tự nhau, nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt lớn giữa các vi khuẩn sống trong cơ thể chúng ta – được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột.
Một cộng đồng vi khuẩn đặc biệt đa dạng sống trong ruột và được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột. Được định hình bởi các yếu tố sinh học, di truyền và môi trường, thức ăn, đồ uống, các vi sinh vật sống trong ruột của chúng ta giúp phân biệt chúng ta với những người khác và có nhiều vai trò đối với cả sức khỏe và tình trạng bệnh tật
Sống trong đường ruột của chúng ta là một cộng đồng vi khuẩn phức tạp và rộng lớn, bao gồm vi khuẩn, vi rút, vi khuẩn cổ điển, nấm và động vật nguyên sinh. Chúng ta có thể đã nghe thấy thuật ngữ ‘microbiota’ và ‘microbiome’ được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế chúng có ý nghĩa khác nhau một chút.
Microbiota - thuật ngữ này đề cập đến toàn bộ quần thể vi sinh vật có trong ruột của chúng ta. Chúng ta có thể coi đây là ‘ai ở đó?’. Còn thuật ngữ Microbiome - thuật ngữ này đề cập đến microbiota (ai ở đó?) cũng như vật liệu di truyền của chúng (chúng có thể làm gì?) và chức năng trao đổi chất (chúng đang làm gì?).
Khi phóng đại hình ảnh bên trong ruột của chúng ta, có hình ảnh giải thích rằng ‘hệ vi sinh vật đường ruột’ đề cập đến ai đang ở đó và ‘hệ vi sinh vật đường ruột’ đề cập đến ai đang ở đó, chúng có thể làm gì và chúng đang làm gì.
Ước tính sơ bộ cho thấy rằng ruột của con người có thể chứa tới 1.000 loài vi khuẩn và 2 triệu gen vi khuẩn - gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000). Mặc dù chúng ta có sự tương đồng di truyền cao với những người khác, hệ vi sinh vật đường ruột của ta độc đáo hơn và có thể khác 80-90% so với hệ vi sinh vật của người khác.
Do các yếu tố như uống rượu bia, stress, căng thẳng, mất ngủ, chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu khoa học, thay đổi môi trường sống đột ngột, sử dụng kháng sinh kéo dài,… gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Để tăng cường các vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giảm hại khuẩn ngoài việc ăn các loại trái cây rau củ chứa nhiều chất xơ, uống các loại đồ uống lợi khuẩn, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, nước tăng lực, cà phê thì khá nhiều người thường bổ sung lợi khuẩn bằng cách uống các đồ uống chứa nhiều lợi khuẩn.
Mặc dù việc bổ sung lợi khuẩn đem lại nhiều lợi ích nhưng thực tế chứng minh không phải cứ uống nhiều là tốt cho hệ vi sinh đường ruột.
Uống nhiều lợi khuẩn gây ảnh hưởng gì cho hệ vi sinh đường ruột, sức khỏe đường ruột?
Nếu bổ sung lợi khuẩn quá nhiều, quá mức có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh, dễ dẫn đến các tình trạng rối loạn tiêu hóa như: chướng khí, đầy hơi, đau bụng…
Liều lượng lợi khuẩn được tính bằng đơn vị CFU. Chỉ số này là ước tính số lượng vi khuẩn sống có khả năng tồn tại trước khi tiếp xúc với hệ tiêu hoá. Theo khuyến nghị từ American Family Physician, trẻ em nên dùng 5 đến 10 tỷ đơn vị (CFU) lợi khuẩn mỗi ngày, người trưởng thành từ 10 đến 20 tỷ đơn vị CFU.
Khi cơ thể được bổ sung lợi khuẩn ở mức độ phù hợp sẽ giúp cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhờ tiết ra các enzyme để tiêu hóa thức ăn, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột, tổng hợp các vitamin thiết yếu từ thực phẩm.
Dấu hiệu cơ thể đang bổ sung quá nhiều lợi khuẩn
Mỗi người sẽ có thể trạng khác nhau nên việc bổ sung lợi khuẩn sẽ khác nhau, nếu lạm dụng quá nhiều lợi khuẩn có thể khiến cơ thể gặp một số tình trạng sau:
Đau đầu
Những lợi khuẩn tự nhiên có nhiều trong các thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải chua, kim chi, đậu nành lên men, trà kombucha, nấm sữa kefir, rau ngâm, miso,…
Trong những thực phẩm này có chứa các amin sinh học, phổ biến nhất bao gồm histamine, tyramine, tryptamine và phenylethylamine. Các axit amin sẽ gây tác động nhẹ đến thần kinh trung ương hoặc làm thay đổi lưu lượng máu nên những người nhạy cảm khi bổ sung lợi khuẩn có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu.
Rối loạn tiêu hoá
Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn gây ảnh hưởng tới đường ruột, xuất hiện một số triệu chứng tạm thời như: đầy bụng, chướng hơi thậm chí bị táo bón.
Đầy hơi, chướng bụng
Sử dụng quá nhiều men vi sinh khiến chúng hoạt động quá mức trong đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột từ đó gây đầy hơi, chướng bụng.
Tăng mức độ dị ứng
Trong thành phần của một số men vi sinh thường có một số chất bổ sung. Các chất bổ sung đó có thể chứa những chất gây dị ứng như: sữa, trứng hoặc đậu nành. Do đó, những người có cơ địa nhạy cảm nên chú ý đến đến thành phần ghi trên nhãn của sản phẩm để tránh gây dị ứng. Đối với những người bị dị ứng với men nên sử dụng men vi sinh thay vì bổ sung thông qua các sản phẩm tự nhiên.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Thực phẩm bổ sung probiotic, men vi sinh về cơ bản là an toàn cho sức khỏe đường ruột, sức khỏe tổng thể. Dù không nhiều nhưng vẫn có trường hợp nhiễm trùng khi vi khuẩn hoặc nấm có trong men vi sinh xâm nhập vào máu. Những người có nguy cơ nhiễm trùng gồm: người sở hữu hệ thống miễn dịch kém, người mới trải qua phẫu thuật hoặc người ốm yếu…
Phát ban da
Một số chủng vi khuẩn được sử dụng trong men vi sinh có thể sản xuất histamine khi được hấp thụ trong hệ tiêu hoá. Histamin là hoạt chất được sản sinh ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện có mối đe dọa. Vậy nên khi nồng độ này gia tăng, các mạch máu có xu hướng giãn nở nhằm cung cấp máu nhiều hơn đến khu vực bị ảnh hưởng. Vì vậy sẽ khiến các tế bào có chức năng miễn dịch sẽ di chuyển đến các mô liên quan để phát huy khả năng chống lại mầm bệnh nguy hiểm. Nên một số người sử dụng lợi khuẩn sẽ xuất hiện các phản ứng của cơ thể như ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc khó thở
Để tránh ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột khi lạm dụng lợi khuẩn chúng ta khi bổ sung lợi khuẩn nên chọn lựa các nguồn an toàn, rõ về nguồn gốc, được kiểm định, đánh giá chất lượng, sản phẩm được cấp phép bởi tổ chức y tế uy tín. Ngoài ra, nên lựa chọn chủng khuẩn men vi sinh phù hợp, cần cân nhắc thêm các thành phần chứa trong men, liệu có chứa các chất gây dị ứng ở một số cơ địa nhạy cảm hay không. Sử dụng liều theo khuyến cáo, người lớn là từ 10 đến 20 tỷ CFU, ở trẻ em là 1 đến 5 tỷ CFU. Tùy vào thể trạng và cơ địa, tình trạng sức khỏe, các vấn đề đường ruột đang gặp phải của từng người mà số lượng lơi khuẩn cần được bổ sung sẽ có sự thay đổi ít hoặc nhiều. Đồng thời lắng nghe cơ thể nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường: đầy hơi, chướng bụng, đau bụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, điều chỉnh lại lượng men vi sinh bổ sung.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Top 10 loại đồ uống lợi khuẩn siêu tốt cho hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng cảm giác thèm ăn như nào?
Top các loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ tiêu hóa, vi sinh vật đường ruột
Vì sao hệ vi sinh đường ruột quan trọng với giấc ngủ
Cách cải thiện vi khuẩn đường ruột – bộ não thứ hai của cơ thể
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Những loại rau giảm nóng gan, đào thải độc tố hiệu quả
Muốn gan khỏe mạnh, giảm nóng gan, đào thải độc tố trong mùa hè nắng nóng nên ăn thường xuyên những loại rau dưới đây. -
Top các thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành thủ phạm thầm lặng gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biết đúng cách. -
Top 5 món canh rất tốt cho gan nên ăn
Những món canh dân dã nhưng khi ăn giúp giảm tình trạng nóng trong, giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố, rất tốt cho gan nên ăn thường xuyên. -
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tiết kiệm dưới đây cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư, gây hại cho sức khỏe -
Cá không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Tránh giảm giá trị dinh dưỡng trong cá, bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi ăn cá tránh kết hợp cá chung với các loại thực phẩm sau đây. -
Nấm kim châm chứa formaldehyde: cách nhận biết chính xác nhất
Nấm kim châm là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, có giá thành rẻ nhưng cũng rất dễ chứa hàm lượng formaldehyde, nếu ăn phải có thể gây nguy hại đến sức khỏe. -
Những loại nấm rất tốt cho não nên ăn nhiều
Những loại nấm dưới đây không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hoạt chất kích thích tế bào thần kinh phát triển, tăng cường trí nhớ, rất tốt cho não. -
Cách ăn rau củ quả gây hao hụt dinh dưỡng, đường huyết tăng
Ăn rau củ quả trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ đó tăng cường sức khỏe, phòng ngừa lão hóa, tốt cho hệ tiêu hóa. -
Những thực phẩm tuyệt đối không bọc trong giấy bạc
Giấy bạc là vật dụng quen thuộc nên được nhiều người sử dụng trong chế biến, làm chín thức ăn nhưng có những loại thực phẩm dưới đây tuyệt đối không nên bọc trong giấy bạc để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe, cơ thể bị hấp thụ kim loại. -
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại.